Giá dầu giảm, rủi ro ngành công nghệ, Fed giảm lãi suất: Thị trường đầy “bất ngờ” năm 2023

Thứ năm, 08/12/2022 06:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau một năm đầy biến động, Standard Chartered đã liệt kê một số điều bất ngờ trong năm 2023, tin rằng thị trường đã "được định giá thấp".

Eric Robertson, trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược của ngân hàng quốc tế Standard Chartered cho biết các động thái “xúc tác” quá mức lên thị trường có thể vẫn sẽ tiếp tục vào năm tới, ngay cả khi rủi ro giảm và tâm lý được cải thiện. Ông cảnh báo các nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho “một năm tinh thần run rẩy và đầu óc quay cuồng hơn nữa”.

Theo Robertson, điều ngạc nhiên lớn nhất sẽ là sự trở lại của “các điều kiện thị trường tài chính và kinh tế lành mạnh hơn”, với sự đồng thuận chỉ ra một cuộc suy thoái toàn cầu và sự hỗn loạn hơn nữa giữa các loại tài sản vào năm tới.

gia dau giam rui ro nganh cong nghe fed giam lai suat thi truong day bat ngo nam 2023 hinh 1

Một nhà giao dịch làm việc trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ở Thành phố New York. Ảnh: CNBC.

Do đó, ông đã nêu tên 8 bất ngờ tiềm năng của thị trường có “xác suất khác 0” xảy ra vào năm 2023, “về cơ bản nằm ngoài sự đồng thuận của thị trường” hoặc quan điểm cơ bản của chính ngân hàng, nhưng “được thị trường định giá thấp”.

Giá dầu sẽ lao dốc?

Kể từ cuối tháng 2, xung đột Nga – Ukraine nổ ra đã khiến nguồn cung toàn cầu bị “nghẽn tắc” và không ổn định liên tục, trực tiếp đẩy giá dầu tăng đột biến. Việc cắt giảm sản lượng từ OPEC + và hy vọng về sự phục hồi kinh tế ở Trung Quốc sẽ ngăn chặn đà trượt dốc hơn nữa về giá cả của “vàng đen”,

Tuy nhiên, ông Robertson cho rằng nếu đại dịch Covid-19 của nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn diễn kéo dài, nền kinh tế sẽ có nguy cơ chìm vào suy thoái toàn cầu sâu. Ngoài ra, nhiều nền kinh tế được coi là “kiên cường” cũng sẽ sụt giảm đáng kể nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ.

Nếu tồn tại một giải pháp cho cuộc xung đột Nga-Ukraine, điều này sẽ loại bỏ “phí bù rủi ro liên quan đến chiến tranh” - tỷ lệ lợi tức bổ sung mà các nhà đầu tư có thể mong đợi để chấp nhận nhiều rủi ro hơn - từ dầu mỏ, khiến giá mất khoảng 50% giá trị trong nửa đầu năm 2023, theo danh sách “những bất ngờ tiềm ẩn” của nhà phân tích Robertson.

“Với giá dầu giảm nhanh chóng, Nga không thể tiếp tục hoạt động quân sự của mình sau Q1-2023 và đồng ý ngừng bắn. Ông Robertson suy đoán: “Mặc dù các cuộc đàm phán hòa bình bị kéo dài, nhưng chiến tranh kết thúc khiến phí bảo hiểm rủi ro hỗ trợ giá năng lượng biến mất hoàn toàn”.

“Rủi ro liên quan đến xung đột quân sự đã giúp giữ cho giá hợp đồng trả trước tăng cao so với hợp đồng trả chậm, nhưng phí bù rủi ro giảm và chiến tranh kết thúc khiến đường cong dầu mỏ đảo ngược trong Q1-2023”, ông nhận định.

Trong kịch bản tiềm năng này, sự sụp đổ của giá dầu sẽ đẩy giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế từ mức hiện tại khoảng 79 USD/thùng xuống chỉ còn 40 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch.

Fed cắt giảm 200 điểm cơ bản

Câu chuyện chính của ngân hàng trung ương năm 2022 là việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đánh giá thấp khả năng giá cả tăng cao và Chủ tịch Jerome Powell đã nhận lỗi rằng lạm phát trên thực tế không phải là “nhất thời”.

Fed sau đó đã tăng lãi suất vay ngắn hạn từ mức mục tiêu 0,25% -0,5% vào đầu năm lên 3,75% -4% vào tháng 11, với mức tăng tiếp theo dự kiến tại cuộc họp tháng 12. Thị trường đang định giá mức cao nhất cuối cùng là khoảng 5%.

Ông Robertson chia sẻ một rủi ro tiềm ẩn cho năm tới là Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hiện đang đánh giá thấp thiệt hại kinh tế do các đợt tăng lãi suất ồ ạt vào năm 2023 gây ra.

Nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái sâu trong nửa đầu năm nay, ngân hàng trung ương có thể buộc phải cắt giảm lãi suất tới 200 điểm cơ bản. Ông nói thêm: “Câu chuyện vào năm 2023 nhanh chóng thay đổi khi các vết nứt trong nền tảng lan rộng từ các lĩnh vực có đòn bẩy cao nhất của nền kinh tế sang thậm chí là ổn định nhất.

Thông điệp từ FOMC cũng chuyển nhanh chóng từ nhu cầu duy trì các điều kiện tiền tệ hạn chế trong một thời gian dài sang nhu cầu cung cấp thanh khoản để tránh một đợt "hạ cánh cứng" nghiêm trọng.

Cổ phiếu công nghệ giảm sâu hơn nữa

Các cổ phiếu công nghệ định hướng tăng trưởng đã gặp khó khăn trong suốt năm 2022 khi lãi suất tăng mạnh làm leo thang chi phí vốn. Nhưng ngân hàng quốc tế Standard Chartered cho biết lĩnh vực này có thể còn giảm sâu hơn nữa vào năm 2023.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số chứng khoán Nasdaq 100 đã kết phiên với mức giảm hơn 29% kể từ đầu năm, mặc dù mức tăng 15% từ ngày 13/10 đến ngày 1/12 do lạm phát giảm đã giúp bù đắp khoản lỗ hàng năm.

Trong danh sách những bất ngờ tiềm tàng cho năm 2023, Robertson cho biết chỉ số này có thể trượt thêm 50%. Ông suy đoán: Lĩnh vực công nghệ nhìn chung sẽ tiếp tục gặp khó khăn vào năm 2023, bị đè nặng bởi nhu cầu về phần cứng, phần mềm và chất bán dẫn sụt giảm.

Lo ngại về suy thoái kinh tế, lãi suất gia tăng, doanh thu giảm sút, cổ phiếu sụt giảm,... đã khiến nhiều hãng công nghệ lớn tại Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - buộc họ phải sa thải hàng chục nghìn nhân sự nhằm cắt giảm chi phí để tiếp tục tồn tại.

Chỉ sau một đêm bỗng dưng cả ngàn lao động trở thành thất nghiệp. Đó là sự thật đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất tại nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ. Mới đây nhất, chỉ 2 ngày trước thềm Lễ Tạ ơn, công ty nội thất lớn của Mỹ là United Furniture Industries (UFI) nửa đêm đã gửi tin nhắn và email cho 2.700 nhân viên để thông báo sa thải. Trước đó thì nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Twitter, Microsoft, Amazon, Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng sa thải hàng loạt nhân sự.

Cùng với làn sóng “thanh lọc” nhân sự của các "gã khổng" công nghệ Mỹ, HP cũng đang có kế hoạch chuẩn bị sa thải hàng nghìn nhân viên trước áp lực suy thoái của nền kinh tế thế giới. Một số hãng lớn chưa sa thải nhân viên thì cũng "đóng băng" các kế hoạch tuyển dụng mới.

Dự kiến, vào năm 2023, các công ty công nghệ thế hệ tiếp theo có thể là nạn nhân của các vụ phá sản, làm giảm thị phần vốn hóa thị trường của các công ty này trên S&P 500 từ 29,5% lúc cao điểm lên 20% vào cuối năm.

Sự thống trị của lĩnh vực công nghệ trong S&P 500 cũng kéo chỉ số vốn chủ sở hữu rộng hơn xuống thấp hơn. 

Lê Na (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp