Gia Lai: Những đứa trẻ mồ côi “khát chữ” trên dãy Trường Sơn

Chủ nhật, 17/04/2022 14:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thiếu hơi ấm của mẹ hay sự dạy bảo ân cần của cha, thế nhưng những đứa trẻ mồ côi ở xã Krong, huyện Kbang (Gia Lai) đã vượt lên nghịch cảnh, chăm chỉ đến trường học chữ với mong muốn trở thành những giáo viên ưu tú trên dãy Trường Sơn.

Cô bé mồ côi “khát chữ”

Xuôi về Quốc lộ 19 vào một chiều tháng 4, chúng tôi vừa kịp có mặt ở xã trung tâm xã Krong khi trời vừa tắt nắng. Nói là trung tâm xã cho hoành tráng thế thôi, nhưng thực ra bốn bề bao quanh trung tâm xã Krong đều là đồi núi, hiểm trở.

gia lai nhung dua tre mo coi khat chu tren day truong son hinh 1

Đinh Thị Uếp, cô học trò mồ côi mẹ luôn chăm chỉ học tập với ước mơ sẽ trở thành một giáo viên ưu tú.

Được sự giới thiệu của thầy Hoàng Văn Ngọc – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong), chúng tôi biết đến hoàn cảnh thương tâm của cô học trò nhỏ Đinh Thị Uếp (10 tuổi, trú tại xã Krong).

Cô học trò nhỏ người Ba Na sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Uếp mất năm em học mẫu giáo, từ đó Uếp cùng bố và 3 anh chị nương tựa nhau trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong làng. Để có tiền trang trải cuộc sống, bố Uếp thường lên nhà đầm làm rẫy hay đi làm thuê ở xa, để lại 4 chị em Uếp trong căn nhà nhỏ.

Khi được hỏi về mẹ, Uếp buồn bã nói: “Em nhớ mẹ lắm, hồi còn nhỏ mẹ thường địu em lên rẫy. Cũng vì chân trái em hay đau nhức, di chuyển khó khăn nên mẹ đi đâu là địu em theo đó. Từ khi mẹ mất, các anh chị cũng lần lượt lập gia đình, bố phải đi làm xa nên chỉ có mình em ở nhà thôi”.

Nhà nghèo, Uếp chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo để mặc thay đổi khi đến lớp. Những bộ quần áo Uếp mặc thường là của anh chị để lại hoặc các mạnh thường quân quyên góp. Bộ quần áo em đang mặc tới trường cũng đã xỉn màu.

gia lai nhung dua tre mo coi khat chu tren day truong son hinh 2

Cô Nguyễn Thị Thu Sương cảm thấy tự hào về thành tích học tập của Uếp cùng ý thức học tập của em.

Cô Nguyễn Thị Thu Sương – Giáo viên chủ nhiệm của Uếp cho biết: “Uếp rất cố gắng trong học tập. Ở lớp em thường giúp đỡ bạn bè, đặc biệt Uếp còn kèm cặp một số bạn học yếu trong lớp. So với người địa phương nói về thành tích học tập thì Uếp đứng đầu lớp, tất cả các môn học em tiếp thu rất nhanh. Tôi phải khẳng định rằng, Uếp rất ý thức trong học tập bởi nhiều lễ cúng quan trọng của làng nhưng em vẫn không nghỉ học".

"Dù làng cách trường hơn 8 km nhưng mỗi khi có lễ cúng Uếp chỉ tranh thủ giờ nghỉ trưa chạy vội về nhà rồi quay lại lớp. Ở đây nhiều em khi làng cúng là nghỉ luôn cả ngày, riêng Uếp chỉ vắng học khi ốm nặng, không thể ngồi dậy”, cô giáo Sương cho biết thêm.

Mặc dù thiếu hơi ấm của mẹ, sự dạy bảo ân cần của cha nhưng ngày ngày Uếp vẫn “cuốc bộ” gần 10km đến trường học chữ bởi mơ ước của em chính là trở thành cô giáo.

“Dù mẹ đã mất nhưng em tin rằng ở một nơi nào đó mẹ vẫn dõi theo em vì thế em luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ. Sau này em muốn được như cô Sương, được trở thành một cô giáo”, Uếp thổ lộ.

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nương nhờ nhà bạn

Ở Krong, mỗi em một số phận, một hoàn cảnh thương tâm nhưng các em có chung khát khao được tới trường, học chữ. Tương tự Uếp, hoàn cảnh của em Đinh Thị Thước (học sinh lớp 9A, Trường PTDT bán trú Trung học cơ sở Krong) cũng bi thương không kém, khi em phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ.

gia lai nhung dua tre mo coi khat chu tren day truong son hinh 3

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, Đinh Thị Thước (bên trái) sống nương nhờ nhà bạn thân Đinh Thị Xõa.

Được biết, Thước mồ côi cha khi còn đỏ hỏn, mọi gánh nặng đổ lên đôi vai nhỏ bé của người mẹ. Thương mẹ tảo tần sớm hôm, Thước thường xuyên phụ mẹ đảm đương việc nhà, ngoài giờ đến lớp Thước cùng mẹ lên rẫy, vào rừng hái măng, hái rau…Cuộc sống của hai mẹ con rất khó khăn song rất ấm áp, đong đầy hạnh phúc.

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng thể kéo dài khi một lần nữa tai ương lại ập đến gia đình nhỏ, mẹ Thước bất ngờ ốm nặng và rời xa em mãi mãi. Mồi côi bố mẹ, ông bà ở xa lại già yếu nên em chỉ biết sống nương nhờ nhà cô bạn thân Đinh Thị Xoã (học cùng lớp).

“Từ ngày bố mẹ bạn Thước mất, bạn ấy rất tự ti, mặc cảm và không muốn giao tiếp, trò chuyện với bất kì ai. Mãi một thời gian dài sau đó, khi về ở chung nhà với em, Thước mới chịu trò chuyện nhiều hơn. Giờ thì bạn ấy đã khác trước, chúng em làm gì cũng có nhau hết, có đồ ăn gì ngon hay tập sách vở mới 2 đứa thường chia sẻ lẫn nhau”, Xõa chia sẻ.

Tâm sự với chúng tôi, Thước bộc bạch: “Bố mất khi em còn quá nhỏ nên em cũng không nhớ rõ mặt bố. Trong nhà chỉ có 2 mẹ con sống nương tựa nhau. Ngày mẹ còn sống vui biết mấy, 2 mẹ con cùng nhau đến trường, cùng nhau lên rẫy rồi vào rừng hái măng. Nhà em nghèo lắm, nhưng mẹ vẫn quyết tâm đưa em tới trường. Mẹ luôn dặn phải cố gắng học hành, sau này mới không khổ như bố mẹ”.

“Nhiều hôm đến trường thấy các bạn được bố mẹ đưa đến lớp em cũng ghen tị với các bạn lắm. Những lúc đó ký ức về mẹ bất chợt hiện ra, lời dặn của mẹ lại văng vẳng bên tai nên em tự nhủ mình phải cố gắng học tập. Em muốn học cao hơn, muốn được đi học Đại học có nghề nghiệp ổn định”, Thước cởi mở nói.

Thầy Bùi Trung Quy - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A chia sẻ: “Từ ngày cha mẹ mất, Đinh Thị Thước được đón qua ở cùng với gia đình em Xoã. Mặc dù bất hạnh hơn bạn bè cùng trang lứa, nhưng Thước luôn cố gắng, chăm chỉ vượt khó vươn lên trong học tập. Thước cũng là một học sinh chuyên cần và luôn đạt học lực Khá của lớp”.

Bài và ảnh: Trần Hiền

Bình Luận

Tin khác

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục