Thị trường - Doanh nghiệp

Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Gạo nguyên liệu tăng 200 - 300 đồng/kg, thị trường giao dịch chậm

PV 22/07/2025 10:37

Giá lúa gạo hôm nay: Gạo nguyên liệu tại ĐBSCL tăng nhẹ, phụ phẩm giao dịch chậm. Việt Nam vượt Thái Lan, Ấn Độ trên thị trường châu Á.

Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Thị trường lúa tại các tỉnh ĐBSCL ổn định, giao dịch trầm lắng

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường lúa gạo hôm nay tiếp tục giữ sự ổn định. Lượng hàng về ít, hoạt động mua bán diễn ra cầm chừng. Một số loại gạo nguyên liệu vẫn duy trì đà tăng giá do nhu cầu sản xuất tăng trở lại.

Đối với mặt hàng lúa, theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa IR 50404 (tươi) đang ở mức 5.700 – 5.800 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động 6.000 – 6.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 giữ ở mốc 6.100 – 6.200 đồng/kg; OM 18 từ 6.000 – 6.200 đồng/kg; OM 5451 dao động 5.900 – 6.000 đồng/kg và OM 308 từ 5.700 – 5.900 đồng/kg.

Tại nhiều địa phương, giao dịch lúa vẫn khá thưa thớt. Tại Cà Mau, nông dân chủ động chào bán lúa với mức giá ổn định. Ở Đồng Tháp, thương lái thu mua cầm chừng, giá lúa cao nhưng giao dịch chậm. Tại Sóc Trăng, thị trường ít biến động, lượng lúa về không nhiều.

Tại An Giang, tiến độ thu hoạch đều nhưng nhu cầu mua yếu, giá giữ vững. Hậu Giang cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Riêng khu vực Long An (trước đây là Tây Ninh mới), giao dịch khởi sắc hơn nhưng giá vẫn không có nhiều thay đổi.

Với mặt hàng gạo nguyên liệu, hiện giá OM 380 tăng 200 đồng, dao động từ 7.900 – 8.000 đồng/kg; CL 555 tăng mạnh 300 đồng lên mức 8.550 – 8.650 đồng/kg; OM 18 đang ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; IR 504 dao động từ 7.600 – 7.700 đồng/kg; 5451 giữ mức 9.100 – 9.150 đồng/kg. Gạo thành phẩm OM 380 đang được giao dịch ở mức 8.800 – 9.000 đồng/kg; IR 504 từ 9.500 – 9.700 đồng/kg.

Ở nhóm phụ phẩm, giá tiếp tục tăng nhẹ. Tấm thơm IR504 hiện tăng 200 đồng, dao động từ 7.300 – 7.500 đồng/kg. Giá cám cũng giữ ổn định trong khoảng 8.000 – 9.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.

Premium Photo | Have a good harvest
Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Gạo nguyên liệu tăng 200 - 300 đồng/kg, thị trường giao dịch chậm

Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, giá gạo nguyên liệu vẫn bình ổn. Tại An Giang, các kho thu mua chậm, giá không thay đổi. Khu vực Lấp Vò (Đồng Tháp) ghi nhận lượng hàng ít, giá gạo xô giữ ổn định. Tại Sa Đéc, lượng hàng lai rai, gạo nguyên liệu ổn định, riêng CL 555 và IR50404 tăng nhẹ.

Tại chợ đầu mối Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng hàng về đều, giá giữ ổn định. Khu vực An Cư (nay thuộc Đồng Tháp mới, trước đây là Cái Bè – Tiền Giang), giao dịch trầm lắng, lượng hàng về ít, giá đi ngang.

Tại các chợ dân sinh và điểm bán lẻ, mặt bằng giá gạo hôm nay không biến động nhiều so với cuối tuần. Gạo Nàng Nhen hiện có giá cao nhất thị trường, lên tới 28.000 đồng/kg; Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thường dao động 13.000 – 14.000 đồng/kg; gạo thơm Thái hạt dài từ 20.000 – 22.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa giữ mốc 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Jasmine dao động 16.000 – 18.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng phổ biến ở mức 16.000 đồng/kg; Sóc thường từ 16.000 – 17.000 đồng/kg; Sóc Thái 20.000 đồng/kg và gạo Nhật 22.000 đồng/kg.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt Thái Lan và Ấn Độ, cạnh tranh gay gắt tại thị trường châu Á

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam đang được chào bán ở mức 377 USD/tấn, cao hơn so với giá cùng loại của Thái Lan (374 USD/tấn) và Ấn Độ (375 USD/tấn). Dù vậy, mức giá này vẫn thấp hơn gạo cùng loại từ Pakistan, hiện đạt 388 USD/tấn.

Trong bối cảnh thị trường gạo quốc tế ngày càng cạnh tranh, giá gạo thơm – đặc biệt là dòng jasmine – đang có nhiều biến động. Sau khi Mỹ tuyên bố áp thuế lên tới 36% đối với gạo thơm Thái Lan, giá mặt hàng này có thể bị đẩy vọt lên tới 1.496 USD/tấn. Diễn biến này không chỉ khiến gạo Thái khó giữ vững thị phần tại Mỹ mà còn tạo cơ hội cho gạo Việt gia tăng xuất khẩu.

Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, nhận định: “Nếu Mỹ chuyển sang mua gạo Việt Nam, thị phần của Thái Lan sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Giá cao khiến việc tìm thị trường mới càng trở nên thách thức hơn.”

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2025 cho thấy, xuất khẩu gạo của Thái Lan chỉ đạt 3,6 triệu tấn – giảm tới 30% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn, tăng 3,6%, củng cố vị thế là quốc gia dẫn đầu khu vực về sản lượng và giá cả cạnh tranh.

Việt Nam hiện nắm lợi thế tại nhiều thị trường trọng điểm ở châu Á như Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Hong Kong. Đây là những thị trường đánh giá cao chất lượng ổn định và mức giá hợp lý của gạo Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chi phí logistics và thuế nhập khẩu đang là yếu tố quyết định.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Giá lúa gạo hôm nay 22/7: Gạo nguyên liệu tăng 200 - 300 đồng/kg, thị trường giao dịch chậm
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO