Giá nhôm tăng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua khi Trung Quốc thiếu hụt nguồn cung trầm trọng

Thứ hai, 01/11/2021 13:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các ngành vận tải, đóng gói và xây dựng toàn cầu sẽ phải gồng mình gánh chịu tình trạng thiếu nhôm nhiều hơn khi ngành công nghiệp kim loại sử dụng nhiều điện năng này của Trung Quốc chịu áp lực của cuộc khủng hoảng điện lực quốc gia.

Bên cạnh sản lượng magiê bị cắt giảm - một kim loại sử dụng nhiều điện năng khác - sản xuất nhôm ở Trung Quốc đã giảm 2,3 triệu tấn kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng điện vào tháng 9 quét qua đất nước trong bối cảnh cuộc chạy đua cắt giảm lượng khí thải carbon và giảm sản xuất điện thông qua hóa thạch đang diễn ra.

gia nhom tang cao nhat trong hon mot thap ky qua khi trung quoc thieu hut nguon cung tram trong hinh 1

Giá nhôm vào khoảng 2.700 USD/tấn vào thứ 6, sau khi chạm mức cao nhất trong 13 năm là 3.000 USD vào đầu tháng này. Ảnh: Reuters.

Giá nhôm đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 năm là 3.000 USD/tấn vào tháng 10, mức cao nhất kể từ năm 2008. Trước khi đạt mốc đó, nhôm thường được định giá trong khoảng 1.500 USD đến 2.000 USD/tấn. Mức giá này đã hạ nhiệt xuống khoảng 2.700 USD/tấn vào thứ 6 vừa rồi.

Tác động đến sản lượng của Trung Quốc - nhà cung cấp nhôm lớn nhất thế giới, không phải là một hiện tượng xảy ra trong một sớm một chiều. Thực ra, sản lượng nhôm đã sụt giảm kể từ khi thảm họa về điện của Trung Quốc bắt đầu vào cuối năm ngoái.

Mặc dù Trung Quốc không còn xa lạ với tình trạng mất điện trong các mùa sử dụng điện cao điểm, nhưng mức tiêu thụ điện vào mùa đông năm ngoái đã vượt quá mức tiêu thụ của các tháng mùa hè lần đầu tiên trong khoảng 10 năm. Hơn một chục thành phố ở khắp các tỉnh thành khác nhau đã buộc phải đưa ra những quy định về mức sử dụng điện tối đa cho các nhà máy.

Những vụ mất điện đó tiếp tục diễn ra theo định kỳ trong năm, cho đến tháng 9 khi các biện pháp phân chia điện năng được áp dụng ở hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc.

Và các nhà phân tích dự đoán rằng sản lượng nhôm sẽ tiếp tục giảm trong nhiều tháng tới, không chỉ vì tình trạng thiếu điện kéo dài, mà bởi vì chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết trong việc hạn chế sản xuất nhôm.

Kế hoạch hành động của Hội đồng Nhà nước nhằm giảm lượng khí thải carbon cao nhất vào năm 2030 đã được công bố vào thứ 3 tuần vừa qua và các nhà phân tích cho biết động thái này báo hiệu sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm sản lượng nhôm hơn nữa.

Các chiến lược gia hàng hóa của ING Economics, Warren Patterson và Wenyu Yao cho biết trong một lưu ý vào thứ 3 rằng: “Theo tài liệu mới được công bố, chính phủ Trung Quốc kêu gọi nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu phát thải carbon cao nhất cho các ngành công nghiệp chính, bao gồm kim loại màu, thép và hóa dầu.

Nhà nước sẽ tiếp tục giới hạn lượng nhôm được sản xuất và kêu gọi thực thi nghiêm ngặt việc hoán đổi công suất trong nấu chảy nhôm sơ cấp và tái chế nhiều hơn. Bất chấp tình trạng suy thoái nguồn điện đang diễn ra dẫn đến việc cắt giảm công suất hơn 2 triệu tấn nhôm, mục tiêu dài hạn về phát thải carbon vẫn được nhà nước Trung Quốc thực hiện triệt để.”

Việc luyện nhôm ở nhiều khu vực của Trung Quốc - bao gồm Nội Mông, Quý Châu, Hà Nam, Thanh Hải, Quảng Tây, Vân Nam và Ninh Hạ - đã bị ảnh hưởng bởi sự thiết hụt điện năng và sản lượng bị cắt giảm trong năm nay, ngay cả trước cuộc khủng hoảng điện năng gần đây.

Mok Yuen Cheng, biên tập viên quản lý cấp cao về giá thép của nhà phân tích hàng hóa S&P Global Platts, cho biết: “Những đợt cắt giảm này lần đầu tiên được nhìn thấy vào cuối năm ngoái, nhưng khi Nội Mông hủy bỏ giá điện ưu đãi vào tháng 2, việc ngừng hoạt động của các nhà máy trên diện rộng đã quét qua các thành phố.”

Trong tháng 5, các nhà máy luyện kim ở Vân Nam đã hai lần bị yêu cầu cắt điện và sản lượng - lần đầu là 10%, sau đó là 40%. Vào tháng 6, một nhà máy luyện nhôm ở Quý Châu đã phải cắt giảm sản lượng vì không đạt tiêu chuẩn khí thải. Và vào tháng 8, Quảng Tây, Ninh Hạ, Thanh Hải và Tân Cương đều được yêu cầu cắt điện.

Vào tháng 9, thành phố Yulin của Thiểm Tây - cũng là nơi sản xuất magiê - đã bị cắt 50% nguồn cung điện.

Mok nói: “Với việc mùa đông sắp đến, điện năng sẽ được tiêu thụ nhiều hơn và tình trạng thiếu điện của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra trong quý đầu tiên của năm 2022.”

Trên toàn cầu, những nhà kinh doanh phụ thuộc vào nguồn cung nhôm thường xuyên đã được quan tâm sâu sắc hơn.

Cũng trong tháng 9, các nhà giao dịch tại hội nghị nhôm lớn nhất thế giới, Hội nghị thượng đỉnh nhôm lần thứ 13 của Harbour, cho biết họ đang chuẩn bị các phương án dự phòng để đối phó với những vấn đề về nguồn cung kim loại trong suốt phần lớn năm 2022, với một số người dự đoán rằng sự thiếu hụt nhôm có thể sẽ kéo dài 5 năm.

Tình trạng thiếu nguyên liệu thô như nhôm sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề chuỗi cung ứng mà các nhà sản xuất trong nước đang phải đối mặt.

Mike Keown, Giám đốc điều hành của Commonwealth Rolled Products, cho biết tại hội nghị thượng đỉnh rằng: “Đối với chúng tôi, đó là một mớ hỗn độn. Và khi chúng tôi nhìn về viễn cảnh phía trước đến năm 2022, rất tiếc là chúng tôi thấy điều này vẫn sẽ tiếp diễn. Chúng tôi nghĩ rằng mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Đây là một vấn đề nan giải của chúng tôi.”

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Tags:

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp