Thị trường - Doanh nghiệp

Giá sầu riêng hôm nay 23/7: Lao dốc về đáy, thị trường xuất khẩu gặp nguy cơ

PV 23/07/2025 10:15

Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục giảm, phổ biến 20.000–90.000 đồng/kg. Xuất khẩu gặp khó, sức tiêu thụ nội địa chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.

Giá sầu riêng hôm nay 23/7: Thị trường chững lại, giá RI6 xô vẫn quanh mốc 25.000 đồng/kg

Theo cập nhật từ Chogia.vn, giá sầu riêng hôm nay 23/7 tiếp tục ổn định tại các vùng trồng trọng điểm như miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trong đó, loại sầu riêng RI6 mua xô đang được thu mua với giá phổ biến từ 20.000 – 26.000 đồng/kg, mức giá trung bình giữ ở ngưỡng khoảng 25.000 đồng/kg – được đánh giá là thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.

Đối với sầu riêng RI6 loại đẹp lựa, mức giá tại miền Tây hiện vẫn dao động từ 42.000 – 46.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá sầu riêng Thái loại đẹp ổn định ở ngưỡng cao, khoảng 76.000 – 78.000 đồng/kg; hàng loại xô cũng có giá tương đối tốt, dao động từ 38.000 – 45.000 đồng/kg tùy chất lượng.

Tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai, giá RI6 loại đẹp được thu mua ở mức 40.000 – 45.000 đồng/kg, còn hàng xô duy trì quanh mốc 24.000 – 26.000 đồng/kg. Sầu riêng Thái đẹp lựa có nơi ghi nhận mức giá cao nhất lên tới 80.000 đồng/kg, loại mua xô phổ biến từ 42.000 – 45.000 đồng/kg.

Góc giải đáp: Có nên trồng sầu riêng Musang King
Giá sầu riêng hôm nay 23/7: Mất đỉnh 95.000 đồng/kg

Ở khu vực Tây Nguyên, thị trường sầu riêng hôm nay cũng không ghi nhận nhiều biến động. Giá RI6 loại đẹp lựa ổn định trong khoảng 42.000 – 45.000 đồng/kg, hàng xô từ 22.000 – 25.000 đồng/kg. Đối với sầu riêng Thái, loại tuyển chọn giữ giá 80.000 đồng/kg, trong khi loại xô dao động 40.000 – 45.000 đồng/kg.

Giá giữ ổn định giúp nông dân phần nào yên tâm sau thời gian dài giảm sâu. Tuy nhiên, áp lực tiêu thụ trong nước vẫn còn lớn do sức mua chững lại và đầu ra xuất khẩu chưa có tín hiệu bứt phá. Nhiều thương lái nhận định, thị trường sầu riêng hiện nay vẫn đang trong giai đoạn giằng co, khó tăng mạnh nếu không có thay đổi rõ nét về nhu cầu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Thái Lan hay Campuchia.

Sầu riêng Hải Nam tăng tốc tại Trung Quốc, đẩy Việt Nam và Thái Lan vào thế cạnh tranh

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sầu riêng nội địa Trung Quốc, đặc biệt là sản phẩm trồng tại đảo Hải Nam, đang chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ cả về sản lượng và chất lượng. Diễn biến này đang tạo ra sức ép không nhỏ đối với các nước xuất khẩu sầu riêng truyền thống như Việt Nam và Thái Lan – hai nguồn cung chủ lực vào thị trường Trung Quốc những năm gần đây.

Với lợi thế chín cây tự nhiên, thời gian vận chuyển ngắn, cơm dày, vị ngọt nhẹ và mùi thơm không quá gắt, sầu riêng Hải Nam ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. So với các loại sầu riêng nhập khẩu, sản phẩm bản địa được đánh giá là phù hợp hơn với thị hiếu nội địa và dễ dàng tiếp cận các kênh phân phối trong nước.

Dù vậy, ngành trồng sầu riêng tại Hải Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt là về kỹ thuật canh tác chưa đồng đều, quy trình sơ chế đơn giản, và rủi ro thời tiết cực đoan như bão lũ – yếu tố khiến năng suất và chất lượng chưa ổn định qua từng vụ mùa.

Một điểm sáng là sự vào cuộc của các doanh nghiệp tiên phong như Y.A – đơn vị đã triển khai công nghệ canh tác hiện đại, kết hợp phân bón hữu cơ, hệ thống tưới nhỏ giọt và đầu tư mạnh vào hạ tầng sau thu hoạch. Điều này cho thấy nỗ lực nâng tầm chất lượng để cạnh tranh trực tiếp với sầu riêng nhập khẩu.

Mùa sầu riêng Hải Nam thường bắt đầu từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 hàng năm. Những giống được trồng chủ yếu gồm Monthong, Musang King, Kanyao, cùng một số dòng sầu riêng gai đen. Dự báo, sản lượng năm 2025 của khu vực này có thể đạt mốc gần 2.000 tấn – mức tăng vượt trội so với mùa đầu tiên năm 2023.

Sự tăng trưởng này được nhận định là yếu tố khiến thị trường sầu riêng Trung Quốc trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn. Việt Nam và Thái Lan hai quốc gia đang nắm phần lớn thị phần buộc phải tập trung vào nâng cao chất lượng, kiểm soát quy trình bảo quản và đảm bảo độ tươi mới trong quá trình vận chuyển nếu muốn giữ vững lợi thế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sầu riêng Hải Nam khó có thể thay thế hoàn toàn sản phẩm nhập khẩu. Nguyên nhân là sự khác biệt về giống cây, điều kiện khí hậu, và hương vị đặc trưng vẫn là yếu tố khiến người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng chi trả cao cho hàng nhập từ Đông Nam Á.

Cùng với đó, theo thống kê từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt khoảng 3,1 tỉ USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến này cho thấy áp lực từ thị trường nội địa Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động điều chỉnh chiến lược xuất khẩu để thích ứng với bối cảnh mới.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Giá sầu riêng hôm nay 23/7: Lao dốc về đáy, thị trường xuất khẩu gặp nguy cơ
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO