Giá thép tăng, doanh nghiệp ngành thép tích trữ tồn kho đối diện với những rủi ro gì?

Thứ bảy, 08/05/2021 06:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận vì giá thép tăng đột biến, doanh nghiệp ngành thép thì báo lãi khung và thi nhau tích trữ hàng tồn kho.

Khốn đốn vì giá thép tăng cao

Giá thép tăng nhanh thời gian gần đây khiến cho nhiều chủ đại lý và các chủ thầu xây dựng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Tính chung Quý 1/2021, sản xuất thép các loại tăng 33,8%, đạt 7,66 triệu tấn; bán hàng đạt 6,78 triệu tấn tăng gần 35% so với cùng kỳ 2020. Lượng thép xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước cũng ghi nhận tăng tới 59,5% trong 3 tháng đầu năm lên mức 1,63 triệu tấn.

thep

Vừa qua, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACE) vừa có văn bản số 22/VACC kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các Bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến trong thời gian qua.

Đồng thời, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, Hiệp hội đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu để tránh những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp khi giá thép liên tục tăng cao.

Theo Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I/2021, đặc biệt ở tháng 4.

Lý giải về giá thép tăng, đại diện Hiệp hội Thép cho biết, nhìn chung trong thời gian qua, thị trường thép cuộn cán nóng HRC thế giới biến động rất mạnh khiến cho thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt như tôn mạ, ống thép... sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Ở trong nước, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tiếp tục xu hướng tăng mạnh so với đầu năm trên thị trường toàn cầu và Việt Nam. Đúng như dự báo của Hiệp hội Thép, tháng 5 và thời gian tới, giá bán có thể sẽ tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng.

Doanh nghiệp ngành thép thi nhau tích hàng tồn kho

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2021, nhiều doanh nghiệp ngành thép thi nhau báo lãi kỷ lục trong 3 tháng đầu năm.

Chẳng hạn, Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đạt 1.035 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý II niên độ tài chính 2020 - 2021 (từ 1/1/2021 đến 31/3/2021), tăng 415% so với cùng kỳ.

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 lên tới 7.000 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.

Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC) - doanh nghiệp thương mại thép cũng báo lãi kỷ lục, với 216 tỷ đồng, gấp gần 15 lần cùng kỳ năm trước

Thép Tiến Lên (TLH) báo doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 979 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 120 tỷ đồng, gấp hơn 30 lần so với cùng kỳ. Với kết quả khả quan từ quý 1/2021, TLH đã thực hiện đến 48% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm 2021 theo kế hoạch sẽ trình Đại hội cổ đông thông qua.

Thép Nam Kim (NKG) cho biết, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý 1/2021 đạt 4.852 tỷ đồng và 318 tỷ đồng, tăng lần lượt 98% và 668% so với quý 1/2020.

Tuy kết quả kinh doanh tăng mạnh nhưng một số doanh nghiệp ngành thép ghi nhận dòng tiền hoạt động kinh doanh âm. Những doanh nghiệp này có lượng hàng tồn kho tăng đột biến.

Cụ thể, tại Công ty cổ phần Thép Nam Kim (NKG), tính đến 31/3/2021, hàng tồn kho tăng 47,6% so với hồi đầu năm, lên hơn 3.500 tỷ đồng. Trong đó, tập chung chủ yếu ở khoản mục nguyên liệu và vật liệu ở mức gần 1.009 tỷ đồng, thành phẩm hơn 1.768 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại Thép Nam Kim.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại Thép Nam Kim.

Tương tự, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (SMC) ghi nhận lượng hàng tồn kho tăng mạnh 58%, lên mức gần 2.855 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu nằm ở mục nguyên vật liệu với hơn 1.123 tỷ đồng; hàng hóa lên mức 1.097 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tính đến hết tháng 3/2021, tiền và các khoản tương đương tiền tại SMC giảm 68% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 376 tỷ đồng.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại VIS.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2021 tại VIS.

CTCP thép Việt Ý (VIS) cũng ghi nhận hàng tồn kho tăng 24% so với đầu năm, lên mức 1.016 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động kinh doanh tại VIS cũng đang âm hơn 152 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng tồn kho tại Tập đoàn Hoa Sen tính đến 31/3/2021 cũng tăng mạnh 63%, lên mức 9.001 tỷ đồng.

Thực tế, việc gia tăng hàng tồn kho tại một số doanh nghiệp thép không có gì lạ khi nhu cầu và giá thép được dự báo tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tình trạng leo thang của giá thép được dự báo tiếp diễn đến hết quý 3/2021 năm nay trước những diễn biến khan hiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Hiệp hội Thép Thế giới (WorldSteel) nhận định, nhu cầu thép trên toàn cầu sẽ tăng 5,8% trong năm 2021, đạt 1.874 triệu tấn; năm 2022, nhu cầu thép sẽ tăng 2,7%, đạt 1.924,6 triệu tấn.

Tích trữ hàng tồn kho, rủi ro lớn?

Thực tế, việc các doanh nghiệp thép tích trữ hàng tồn kho là dĩ nhiên. Tuy nhiên, gia tăng tồn kho bao gồm hàng hoá và nguyên liệu luôn có tính hai mặt.

Nếu thị trường diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp thép sẽ lãi lớn. Thế nhưng, nếu giá thép đi xuống, doanh nghiệp phải chấp nhận lợi nhuận giảm.

Nhìn lại quá khứ, trong giai đoạn 2018 - 2019, giá thép liên tục giảm khiến cho lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp ngành thép lao dốc. Nguyên nhân phần lớn là do doanh nghiệp thép tích trữ lượng hàng tồn kho giá cao giai đoạn trước đó.

Hơn nữa, như một quy luật, trong 10 năm trở lại đây, nhóm cổ phiếu thép có tính chu kỳ tương đối rõ nét trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong đó, nhóm cổ phiếu thép thường có 2 năm tăng giá mạnh, sau đó sẽ trải qua 3 năm giảm giá và đi ngang, điều này liên tục lặp lại, trùng với diễn biến của giá thép lên xuống theo chu kỳ.

Đáng chú ý, nếu giá thép chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của mỗi công trình xây dựng - tăng cao đã làm chi phí của các công trình xây dựng tăng mạnh. Điều này sẽ khiến các chủ đầu tư và nhà thầu phải đắn đo thời điểm xây dựng các dự án để có mức giá thành hợp lý và chấp nhận được. Lúc này, ít nhiều sẽ tác động đến giá thép.

Thanh Thư

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp