Giá thép trong nước tăng “sốc”: Bộ Công Thương nói gì?

Thứ tư, 05/05/2021 07:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng giá thép tăng phi mã, Bộ Công Thương đã có kiến nghị, gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét việc giảm thuế nhập khẩu, một số nguyên liệu đầu vào của ngành thép.

Từ đầu năm 2021 tới nay, giá thép trong nước đã tăng tới 40% và đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế vĩ mô nói chung, và ngành xây dựng nói riêng. Nhiều doanh nghiệp xây dựng cũng đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ có thể đưa ra các giải pháp giúp giá thép “hạ nhiệt”.

Xung quanh vấn đề này, PV Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương. Theo Cục này, hiện Bộ Công Thương đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, xem xét các mức thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của thép, như quặng sắt, phôi thép;... từ đó tạo động lực cho giá thép hạ nhiệt. Dưới đây là các câu hỏi và câu trả lời cụ thể từ Cục Công nghiệp:

Ngành thép đang bị thâm hụt cán cân thương mại.

Ngành thép đang bị thâm hụt cán cân thương mại.

Ngành thép đang bị thâm hụt cán cân thương mại

Trong quý I/2021, giá thép thành phẩm trong nước đã tăng tới 40%, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành xây dựng. Vậy, Bộ Công Thương giải thích vì sao giá thép trong nước lại tăng phi mã như hiện nay?

-Hiện nay, do trữ lượng quặng sắt thấp, ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong đó, các nguyên liệu chủ đạo như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite đều là hàng nhập khẩu.

Đơn cử, như theo dự báo của Cục Công nghiệp, năm 2021, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu 18 triệu tấn quặng sắt, khoảng 6-6,5 triệu tấn  thép phế liệu  cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…

Với dự báo giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc…vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước. 

Như vậy, cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD). Do đó, giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài.

Ngoài việc giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, một nguyên nhân nữa khiến giá thép trong nước tăng giá mạnh, là do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thời gian giao hàng kéo dài.

Một số nhà thầu tại Việt Nam nhận định, ngoài yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng giá, cũng có hiện tượng các doanh nghiệp thép bắt tay nhằm đẩy giá thép lên cao. Bộ Công Thương nhận định thế nào về chia sẻ trên?

-Hiện tại, ngành bất động sản và xây dựng hạ tầng là 2 nhóm ngành nghề sử dụng thép nhiều nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh hậu Covid-19, nhu cầu về thép sẽ tiếp tục tăng cao.

Về nguồn cung, các nhà máy thép đang hoạt động tại Việt Nam đủ sức đáp ứng được nhu cầu sử dụng thép xây dựng trong nước, thậm chí có thể dư thừa để xuất khẩu. 

Như vậy, có thể thể thấy, năng lực cung thép trong nước thì thừa, nhưng cung ứng nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép là chuyện khác. Do tác động của Covid-19, khiến các nhà máy đóng cửa trong khi đó vấn đề logistics làm nguồn nguyên liệu bị gián đoạn nên không thể tăng sản xuất. 

Với tình hình này, thị trường thép có thể sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới nhưng sau này sẽ được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu. Do đó việc nêu vấn đề: Có sự bắt tay của các công ty thép, nhằm tăng giá thép lên cao là không có cơ sở.

Bộ Công Thương đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thép.

Bộ Công Thương đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thép.

Đã đề xuất giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thép

Ở thời điểm hiện tại, Bộ Công Thương có đánh giá sơ bộ gì về các thiệt hại khi giá thép tăng cao? 

Ngay từ đầu năm 2021, Bộ Công Thương đã chủ động dự báo tình hình cung - cầu sản phẩm thép và biến động giá cả các phẩm thép trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời, Bộ cũng đề ra một số giải pháp nhằm đảm bảo cân đối nhu cầu thép.

Trong đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ ngành phối hợp triển khai các giải pháp nhằm ổn định cung –cầu và giá thép trong năm 2021.

Đối với vật liệu xây dựng, Bộ Công Thương đã  đề nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.

Bộ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Tổng cục Thống kê cung cấp tình hình sản xuất và tiêu thụ thép hàng tháng.

Thứ ba, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng dự báo và cung cấp nhu cầu sắt, thép xây dựng của nền kinh tế trong năm 2021 để cân đối nhu cầu thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm thép các loại giúp các doanh nghiệp ngành thép chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Trước tốc độ tăng phi mã như hiện nay, Bộ Công Thương có chỉ đạo, hoặc có chính sách gì để kiểm soát giá thép trong nước, trong đó có cả nguyên liệu đầu vào?

Về giải pháp ổn định cung-cầu, và giá thép trong năm 2021, Bộ Công Thương sẽ tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại để giúp cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển và đáp ứng đủ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Do giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu (thép phế, điện cực..) nên sẽ chịu ảnh hưởng của giá thế giới. 

Đối với thép cuộn cán nóng, sẽ vẫn mất cân đối cung- cầu (sẽ càng tăng) trong thời gian tới do nhu cầu thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ ngày càng tăng. 

Do vậy, để tăng nguồn cung các loại thép phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo, Chính phủ có những chính sách thuế, ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất hoặc thu hút các nhà đầu tư mới có tiềm năng phát triển các dự án sản xuất thép cán nóng.

Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, áp dụng thuế xuất khẩu đổi với mặt hàng phôi thép cuộn cán nóng và thép xây dựng khi nguồn cung trong nước bị thiếu hụt.

Việt Vũ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp