Giá thuê phòng, tỷ lệ lấp đầy khách sạn tại Đà Nẵng giảm kỷ lục trong 10 năm

Thứ sáu, 24/09/2021 13:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong làn sóng dịch thứ tư, những quy định về đóng cửa biên giới quốc tế, hạn chế các đường bay trong nước, và các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục giáng một đòn mạnh tới ngành du lịch khách sạn.

Cũng như đa số các nước trên thế giới, ngành du lịch khách sạn tại Việt Nam đang hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề. 

Mặc dù vậy, mô hình khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly y tế với tỷ lệ lấp đầy có thể lên tới 78% đang được coi là một điểm sáng của ngành, từ đó mang tới nhiều kỳ vọng phục hồi trong những tháng cuối năm 2021.

Giá thuê phòng, tỷ lệ lấp đầy khách sạn tại Đà Nẵng giảm kỷ lục

Theo báo cáo của Savills, trước khi đại dịch diễn ra, tỷ lệ phòng lấp đầy trung bình ở các khách sạn 3 đến 5 sao tại Hà Nội thường xuyên đạt mức 74%, cao nhất trong 10 năm vừa qua. Giá phòng trung bình đạt 113 USD/phòng/đêm, khoảng 2,6 triệu đồng/phòng/đêm.

gia thue phong ty le lap day khach san tai da nang giam ky luc trong 10 nam hinh 1

Mặc dù vậy, đến năm 2020, dưới ảnh hưởng của COVID-19, tỷ lệ lấp đầy của thị trường này chỉ còn trung bình 30%, giảm khoảng 44% so với cùng kỳ năm trước, giá phòng cũng vì thế giảm 30%, hiện còn khoảng 81 USD/phòng/đêm, tương đương 1,86 triệu đồng/phòng/đêm. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm, với tỷ lệ lấp đầy chỉ còn 25%, giá phòng trung bình khoảng 72 USD/phòng/đêm, tương đương 1,656 triệu đồng/phòng/đêm.

Tại Đà Nẵng, địa điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam, tỷ lệ lấp đầy các khách sạn ở đây vào thời điểm 2019 đạt 61% với giá phòng trung bình là 108 USD/phòng/đêm, khoảng 2,5 triệu đồng/phòng/đêm.

Tuy nhiên, đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy đã giảm 3 lần, chỉ đạt khoảng 17%, giá phòng tương đương 54 USD/phòng/đêm, đến 2020 giảm còn 1,24 triệu đồng/phòng/đêm.

Đến 2021, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn 3-5 sao tại Đà Nẵng giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua, chỉ còn 11% và giá phòng trung bình chỉ đạt 49 USD/phòng/đêm, khoảng 1,13 triệu đồng/phòng/đêm.

Còn tại TP.HCM, với những tác động của đợt dịch thứ 4, những quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, tỷ lệ lấp đầy trong quý II/2021 chỉ đạt 18% với giá phòng trung bình là 69 USD/phòng/đêm, khoảng 1,6 triệu đồng/phòng/đêm.

 Mặc dù vậy, khi so sánh với điểm trũng nhất của thị trường vào đợt dịch đầu tiên của 2020, con số này đã tăng 5%, tương đương mức tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái về tỷ lệ phòng khách sạn được lấp đầy. 

Từ quý II/2020 đến nay, giá phòng trung bình đã tăng khoảng 3 USD/quý, với lực đẩy đến từ các cơ sở dịch vụ cách ly tập trung có giá thuê cao hơn từ 5-60% so với giá trung bình của thị trường.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận định: Những con số này đã phản ánh chính xác những tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 tới phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng trên tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, du lịch khách sạn cũng là một trong những ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho nền kinh tế, với việc sử dụng lao động nhân công lớn, có nhiều liên kết và bổ trợ cho lĩnh vực dịch vụ khác. 

“Chính vì thế, sự sụt giảm của du lịch khách sạn cũng ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng chung”, ông Troy Griffiths nói.

Chuyển đổi sang cơ sở cách ly, cứu cánh cho ngành khách sạn

Đánh giá về phân khúc các khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly tập trung, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng: Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường khách sạn nghỉ dưỡng nói chung, đặc biệt là với những cơ sở vừa và nhỏ.

gia thue phong ty le lap day khach san tai da nang giam ky luc trong 10 nam hinh 2

Chuyển đổi sang cơ sở cách ly, cứu cánh cho ngành khách sạn.

Hiện nay có khoảng 10% số lượng các khách sạn trên thị trường được chuyển đổi thành các cơ sở cách ly, và con số này có thể tăng lên trong thời gian sắp tới, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc cách ly và hỗ trợ chống dịch.

Tại Hà Nội, hiện đang có khoảng 20 khách sạn chuyển đổi theo mô hình này, tương đương khoảng 1.600 phòng. Còn ở Đà Nẵng là khoảng 34 khách sạn với khoảng 3.000 phòng. 

Con số này ở TP.HCM là 25 khách sạn với hơn 3.000 phòng, trong đó số lượng khách sạn ở quận 1 chiếm 42%, tương đương 13 khách sạn, quận Tân Bình là 32%, số còn lại ở các quận 7, quận 3 và quận 5. 

Cũng chính từ xu hướng này, thị trường TP.HCM đã chứng kiến điểm sáng ở một số khách sạn tại khu vực quận Tân Bình, khu vực gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, với tỷ lệ lấp đầy lên đến 78%. 

Tất cả các khách sạn 5 sao trong khu vực này đều đã được sử dụng thành các cơ sở cách ly y tế. 

“Có thể thấy nhu cầu về khách sạn cách ly đang có xu hướng tăng lên, với nhóm đối tượng khách hàng có thể đến từ các nhân viên thuộc phi hành đoàn, các nhà ngoại giao quốc tế, các chuyên gia nước ngoài- những người thường xuyên nhập cảnh ra vào Việt Nam”, ông Troy Griffiths cho biết thêm.

Đánh giá về tiềm năng phục hồi của ngành du lịch khách sạn và nghỉ dưỡng trong những tháng cuối năm, ông Troy Griffiths nhận định: Một điểm đặc biệt của thị trường du lịch khách sạn tại Việt Nam là 80% khách hàng nội địa, là người Việt Nam, hoặc những người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.

 Chính vì vậy, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, chuyên gia của Savills tin tưởng sự khôi phục mạnh mẽ của ngành du lịch trong nước sẽ hoàn toàn khả thi. 

“Mô hình staycation- du lịch tại chỗ cũng sẽ là xu hướng được khách hàng ưa chuộng, giúp các khách sạn cải thiện doanh thu. Các khách sạn 4-5 sao cũng đang dần có những gói dịch vụ khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách nội địa trong thời gian gần đây”, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam nhận xét.

Dù vậy, ông Troy Griffiths cho rằng, việc triển khai hộ chiếu du lịch cũng là một yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể mở cửa với các khách du lịch nước ngoài. 

“Tôi tin tưởng rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước với những chính sách rất kịp thời về các gói hỗ trợ doanh nghiệp, việc giảm thuế…, các chủ đầu tư khách sạn và các nhà điều hành tại Việt Nam có thể sự khôi phục mạnh mẽ của ngành du lịch trong những tháng tiếp theo”, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam khẳng định.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

Kỳ vọng vào sự trở lại dòng khách quốc tế để đánh thức thị trường bất động sản nghỉ dưỡng

(CLO) Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới gần như đã khôi phục về mức trước đại dịch. Riêng tại Việt Nam, thị trường vẫn đang chờ đợi sự trở lại của dòng khách quốc tế, hứa hẹn có sự tăng trưởng trong năm 2024.

Bất động sản
Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

Đà Nẵng Times Square: Chủ đầu tư nợ như “chúa Chổm”, dự án bị cầm cố ở ngân hàng

(CLO) Trước khi được chuyển đổi từ condotel thành chung cư, trước khi được phép huy động vốn, Đà Nẵng Times Square của chủ đầu tư ngập nợ Kim Long Nam bị Đầu tư Phương Trang cầm cố ở ngân hàng.

Bất động sản
Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

Thị trường đất nền bắt đầu đi vào guồng quay của chu kỳ phát triển mới

(CLO) Nhiều số liệu nghiên cứu thị trường cho thấy, nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đất nền đang giữ nhịp tăng khá tốt, đặc biệt là sau giai đoạn Tết Nguyên đán. Đó là những dấu hiệu tích cực báo hiệu thị trường đất nền đang bắt đầu bắt nhịp với sự phát triển trong chu kỳ mới.

Bất động sản
Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

Long An sử dụng 1.000ha đất để phát triển nhà ở xã hội

(CLO) Theo mục tiêu phát triển đến năm 2030, tỉnh Long An dự kiến sẽ sử dụng 127 khu đất với tổng diện tích hơn 1.000ha để xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH).

Bất động sản
Thị trường “chuyển trạng thái 180 độ” khi thành phố đảo Hoàng Gia ra mắt

Thị trường “chuyển trạng thái 180 độ” khi thành phố đảo Hoàng Gia ra mắt

(CLO) Với việc được áp dụng chính sách đột phá, trên nền tảng bán hàng mới cộng hưởng lợi thế hiếm có của vị trí và tiện ích, siêu phẩm Vinhomes Royal Island đang tạo ra kỳ vọng về những kỷ lục giao dịch chưa từng có trên thị trường bất động sản.

Bất động sản