Giá thuốc trong bệnh viện cao hơn giá thị trường: Không quy được trách nhiệm!

Thứ sáu, 03/04/2015 23:06 PM - 0 Trả lời

Giá thuốc trong bệnh viện cao hơn giá thị trường: Không quy được trách nhiệm!

Sự kiện: giá thuốc



Hiện nay, giá một số loại thuốc ngoại được sử dụng cho bệnh viện cao hơn so với giá thị trường (ảnh minh hoạ).


Có rất nhiều lắt léo để viên thuốc vào BV. Bộ Y tế, cơ quan BHXH VN đều biết, song chuyện đó vẫn... tồn tại.

Phạt 3 triệu đồng vì bán thuốc giá rẻ (!?)

Ngày 28.9, ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt nhà thuốc Tâm Long (đường Giải Phóng) và nhà thuốc 31 Láng Hạ vì lý do bán thuốc Hemax 2.000UI (xuất xứ: Argentina, chỉ định điều trị thiếu máu do suy thận mạn) giá rẻ bằng 1/2 so với giá loại thuốc này tại các bệnh viện (BV).

Cụ thể là giá bán Hemax tại nhà thuốc tư nhân chỉ có 155.000đ/hộp, còn tại các BV giá loại thuốc này lên tới 235.000đ/hộp (giá bán buôn) và 258.500đ (giá bán lẻ). Đoàn thanh tra đã xác định hai nhà thuốc trên bán loại thuốc trên giá rẻ là bởi không mua thuốc Hemax từ các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu thuốc, mà mua từ các cá nhân sử dụng không hết đem bán với giá thấp và nhà thuốc đã mua và bán ra với giá rẻ. Với vi phạm này, Thanh tra Sở Y tế đã xử phạt mỗi nhà thuốc trên 3 triệu đồng.

Tuy nhiên, loại thuốc Hemax bán tại hai nhà thuốc trên đều có tem ghi rõ do Cty TNHH dược phẩm Sao Đỏ phân phối, tức là cùng loại với thuốc đang được sử dụng trong BV. Hơn nữa, đã có bệnh nhân đến hai nhà thuốc này mua với số lượng lên tới 10 lọ thì làm sao có chuyện người bệnh dùng không hết đem bán lại cho nhà thuốc (!?).

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho rằng, hiện tượng giá thuốc của BV cao hơn giá thị trường chỉ là hiện tượng cá biệt. Vì qua kiểm tra nhanh giá thuốc của nhà thuốc BV Thanh Nhàn so với giá thuốc mà cơ quan BHYT đã thanh toán và giá thuốc tại một số nhà thuốc tư nhân, thì hầu hết các mặt hàng thuốc của nhà thuốc BV Thanh Nhàn đều thấp hơn so với bên ngoài và chỉ có một số ít loại thuốc có giá cao hơn với mức không nhiều.

Nhưng, một điều tra mới đây của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) VN cho thấy, giá một số loại thuốc mà cơ quan BHXH phải thanh toán cho các BV đang cao hơn so với giá thị trường. Trong đó, hầu hết các loại thuốc ngoại với mức chênh lệch từ 5-7%, cá biệt có loại thuốc cao hơn thị trường đến 30%.

Ai được lợi?

Theo nhận định của cơ quan BHXH VN, việc quỹ BHYT phải chi trả những khoản tiền thuốc giá cao này đã gây thiệt hại không nhỏ. Trung bình mỗi năm, BHXH phải chi tới 6.000 tỉ đồng tiền thuốc thì thuốc ngoại chiếm đến 2.000 tỉ và 20-30% số tiền đó phải chi cho những loại thuốc ngoại có giá cao hơn so với thị trường. Lỗi này đã đổ lên đầu các BV. Thế nhưng, BV là nơi trực tiếp đứng ra tổ chức đấu thầu thuốc, mua thuốc... thì lại kêu trời vì phải ràng buộc bởi những quy định.

Ông Đăng Văn Chính - Giám đốc BV Thanh Nhàn - cho rằng, BV tốn rất nhiều thời gian và công sức cho việc xây dựng giá thuốc kế hoạch rồi trình Sở Y tế duyệt, sau đó mở thầu và chọn nhà thầu nào có giá bằng hoặc thấp hơn so với giá kế hoạch mà Sở Y tế đã duyệt. Giá thuốc BV được đưa ra phải căn cứ trên kết quả trúng thầu của lần trước đó và tham khảo giá trên thị trường. Đây là quy trình chặt chẽ và theo luật. Nếu có hiện tượng giá thuốc BV cao hơn so với giá thị trường thì đó là do cơ chế thị trường.

Lý giải về vấn đề này, một lãnh đạo BV T.Ư khẳng định: Mặc dù thuốc trong BV được BV đứng ra đấu thầu, nhưng việc BV được mua thuốc ở mức giá nào lại do Bộ Y tế quyết định. Nếu kết tội cho BV này tại sao mua thuốc với giá cao hơn BV khác hay cao hơn thị trường thì “oan” cho BV quá (!?). Như vậy, ai sẽ được lợi khi giá thuốc BV được tâng cao?

Trước tiên, phải kể đến những Cty, hãng dược phẩm được chọn là nhà cung cấp thuốc cho BV. Tuy nhiên, để có được ưu ái đó, các Cty, hãng thuốc phải có tỉ lệ hoa hồng đậm đà cho chính BV đó và bác sĩ kê đơn các loại thuốc đó. Lãnh đạo một Cty dược phẩm chuyên sản xuất thuốc nội than rằng, nếu không có 30% hoa hồng cho BV thì thuốc nội khó mà có trong danh mục thuốc của BV, trong khi thuốc ngoại vừa có giá trị lớn, vừa có tỉ lệ phần trăm hoa hồng cao nên luôn được ưu tiên. Còn cơ quan quản lý có chức năng phê duyệt giá thuốc cho các BV liệu có hoàn toàn công minh?

Rõ ràng là cơ quan BHXH VN và Bộ Y tế đều nhìn nhận ra những bất hợp lý về giá thuốc tại các BV, song cả hai cơ quan này đều né tránh. Bộ Y tế đã từng đưa ra giải pháp là tổ chức đấu thầu quốc gia để thống nhất giá, song chưa thấy thực hiện. Cơ quan BHXH nhìn thấy rõ có sự chênh lệch lớn giá thuốc giữa BV và thị trường, nhưng cũng chưa hề có mặt trong hội đồng đấu thầu thuốc của BV để đấu tranh cho sự thâm hụt quỹ BHYT. Nếu hai cơ quan này còn né tránh thì giá thuốc BV sẽ còn loạn.

(Theo Lao động)

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có văn bản chấp thuận

Bản quyền thuộc về: Báo điện tử Nhà báo & Công luận