Giá trị gia tăng cao từ nguồn vốn FDI đa dạng

Thứ ba, 03/09/2019 06:48 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia quốc tế dự báo, hình thức đầu tư mới sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng tại Việt Nam với mục tiêu thu hút vốn FDI thế hệ mới. Phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn sẽ cho phép các tập đoàn đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Sự chuyển dịch FDI trên toàn cầu có biến động lớn và chiếm một nửa là các ngành công nghiệp dựa trên dịch vụ. (Ảnh minh họa)

Sự chuyển dịch FDI trên toàn cầu có biến động lớn và chiếm một nửa là các ngành công nghiệp dựa trên dịch vụ. (Ảnh minh họa)

Nguồn vốn FDI đa dạng

Theo báo cáo từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), sự chuyển dịch FDI trên toàn cầu (giai đoạn 2011-2016) có biến động lớn và chiếm một nửa là các ngành công nghiệp dựa trên dịch vụ. Tuy nhiên tại khu vực ASEAN, các dự án đầu tư mới chưa hòa vào dòng chảy đó khi tỷ lệ thu hút đầu tư phi dịch vụ vẫn còn khá cao, chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp dệt may, máy móc-thiết bị công nghiệp, ô tô, xe máy, điện tử, sản phẩm tiêu dùng và chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp phụ trợ (vật liệu kim loại, nhựa, hóa chất, bao bì).

Do đó để thu hút được dòng vốn FDI thế hệ mới, các chuyên gia IFC cho rằng, dòng vốn từ Nhật Bản và Hàn Quốc mặc dù đang được thu hút hiệu quả, song trong giai đoạn tới, điều quan trọng Việt Nam phải thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư thuộc “nhóm tìm kiếm hiệu quả” từ châu Âu và Mỹ. Điều này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn vốn FDI cho các hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao, qua đó cải thiện và tăng cường chuyển giao công nghệ cho khu kinh tế tư nhân trong nước.

Cơ sở dữ liệu từ FDImarkets cho thấy, Việt Nam bắt đầu thu hút hiệu quả các dòng vốn FDI từ châu Âu. Cụ thể, 14 năm qua, ngoài số lượng dự án đăng ký của Malaysia tốt hơn một chút, còn Thái Lan, Philippines, Indonesia đều đứng sau Việt Nam.

Tương tự, đối với dòng vốn FDI từ Mỹ, trong nhóm các quốc gia tương đương thì Philippines thu hút tỷ trọng lớn hơn, sau đó đến Malaysia và Việt Nam.

Theo các chuyên gia của IFC, người láng giềng Trung Quốc đang là điểm đến quan trọng của FDI toàn cầu với tỷ lệ thu hút lớn nhất tại châu Á. Cụ thể, các nhà đầu tư châu Âu tiếp tục thúc đẩy các khoản đầu tư lớn tại đây, như Dự án Dây chuyền lắp ráp mới của Airbus ở Thiên Tân, Dự án Nâng cấp nhà máy Thẩm Dương của BMW, Liên doanh của Volkswagen với JAC về sản xuất xe điện, các dự án mới của Robert Bosch ở Trùng Khánh, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Đông, Dây chuyền lắp ráp máy bay trực thăng của Airbus ở Thanh Đảo…

Một bức tranh khác biệt về dòng đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump đã sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ 2003. Tuy nhiên, theo công bố từ Bộ Thương mại Trung Quốc, Mỹ vẫn là nguồn cung cấp đầu tư FDI chính ở nước này, chiếm tỷ trọng trên 10% và đạt 1,78 tỷ USD (năm 2017).

Liên quan đến Việt Nam, báo cáo của IFC cho hay, nếu không tính FDI từ Hồng Kông và Đài Loan, chênh lệch về hiệu quả thu hút FDI giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2017 là tương đối hẹp, với 36,4 tỷ USD của Trung Quốc và trên 30 tỷ USD của Việt Nam.

Phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM)

Phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM) sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM) sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên toàn cầu đang dần thay đổi về phương thức đầu tư thông qua các chuỗi giá trị. Các tập đoàn đa quốc gia chuyển sang các phương thức đầu tư FDI mới (như thuê gia công, thuê ngoài dịch vụ, khoán nông nghiệp, nhượng quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng) nhằm tìm kiếm kết quả kinh doanh tốt hơn.

Nếu như trước đây, những tập đoàn đa quốc gia đầu tư xuyên biên giới phải thông qua việc sở hữu trực tiếp cơ sở ở nước ngoài thì nay có thể thay thế thông qua phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn (NEM) và tầm quan trọng nó ngày càng được công nhận rộng rãi.

Hình thức đầu tư mới sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng tại Việt Nam với mục tiêu thu hút vốn FDI thế hệ mới. Phương thức này cho phép các tập đoàn đa quốc điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc hỗ trợ cho các nhà cung ứng nội địa, từ đó tăng cường liên kết giữa nhà cung ứng Việt Nam trong chuỗi giá trị.

Cụ thể, hình thức đầu tư FDI mới sẽ thông qua các cơ chế hợp đồng thương mại giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, các khoản đầu tư thường là cung cấp thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ, kỹ năng hoặc quy trình của doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, phương thức đầu tư không góp vốn và có góp vốn sẽ không loại trừ lẫn nhau. Bởi trên thực tế, các tập đoàn đa quốc gia ban đầu tham gia thị trường nước sở tại bằng phương thức không góp vốn, nhưng sau này họ có thể quyết định đầu tư trực tiếp thông qua sở hữu toàn bộ hoặc một phần bằng cách lập công ty con ở nước ngoài hoặc liên doanh.

Để đón nhận làn sóng mới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng chủ động xây dựng chiến lược gia nhập “cuộc chơi” bằng cách chú trọng đầu tư cho công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, tận dụng các kênh thương mại điện tử, hệ thống thông tin dữ liệu, tiếp cận trí tuệ nhân tạo, máy học…

Báo cáo của Hội đồng Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu trong năm 2018 đạt 1.300 tỷ USD, trong đó các nước đang phát triển tại châu Á khoảng 512 tỷ USD. Các quốc gia dẫn đầu trong thu hút FDI phải kể đến Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), các nước trong khu vực đông Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.

Minh Thùy

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp