Giá vàng thế giới 2/3: Tiếp tục đà tăng
(CLO) Giá vàng và palladium tăng vọt do lo ngại rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như làm tăng nhu cầu trú ẩn an toàn.
Palladium tăng gần 4% lên 2.586,66 USD/ounce vào lúc 1:26 theo giờ Việt Nam, trước đó đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021 ở mức 2.711,18 USD vào tuần trước.

Ảnh: Internet
Bài liên quan
Giá vàng thế giới 1/3: Đạt tháng tốt nhất trong 9 tháng
Giá vàng thế giới 26/2: Đảo chiều giảm 1%
Giá vàng thế giới 25/2: Tăng vọt khi căng thẳng ở Ukraine leo thang
Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết: “Chúng tôi đang thấy các lệnh trừng phạt bắt đầu có hiệu lực, làm gián đoạn các chuyến hàng và thúc đẩy giá của palladium”.
Nga là nhà sản xuất palladium lớn nhất, chiếm 40% sản lượng khai thác toàn cầu của kim loại này vào năm ngoái.
Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết: "Các công ty khai thác của Nga là nhà sản xuất palladium lớn nhất thế giới. Họ đang kiểm tra các tuyến vận tải thay thế. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng các lệnh trừng phạt và các hạn chế liên quan sẽ gây khó khăn cho việc thuê máy bay để xuất khẩu nguyên liệu".
Vàng giao ngay tăng 0,6% lên 1.921,40 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 1,1% lên 1.921,90 USD.
Ông Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích thị trường bên ngoài của Kinesis cho biết vàng vẫn vững chắc bất chấp đồng USD mạnh, khi cả hai đều là những tài sản trú ẩn hàng đầu.
Chứng khoán châu Âu giảm thấp hơn khi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Moscow và Kiev không đạt được bước đột phá, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 tuần.
Vàng đã tăng 6,5% trong tháng 2 và đạt mức cao nhất trong 18 tháng ở mức 1.973,96 USD vào tuần trước.
Ông Juan Carlos Artigas, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu của World Gold, cho biết: “Chúng tôi tin rằng vàng có thể gặp biến động giá theo cả hai hướng do định hướng lâu dài về những tác động của các chính sách tăng lãi suất, nhưng nhu cầu đầu tư có khả năng được hỗ trợ hơn bởi lạm phát cao, các rủi ro địa chính trị và sự sụt giảm tổng thể của thị trường”.
Bạc giao ngay tăng 0,9% lên 24,63 USD/ounce trong khi bạch kim tăng 0,5% lên 1.048,19 USD.