Giá vật liệu xây dựng “lên đồng”: Nhà thầu miền Trung đứng trên bờ vực phá sản hàng loạt

Thứ ba, 04/05/2021 07:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vật giá leo thang, các doanh nghiệp xây dựng miền Bắc hay miền Nam áp lực một, thì doanh nghiệp xây dựng miền Trung chịu áp lực gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Từ đầu năm tới nay, giá nhiều loại mặt hàng vật liệu xây dựng trong nước, như thép, xi-măng, gạch, đá sỏi đều tăng rất mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành xây dựng.

Ông Bùi Tấn Lực, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), kiêm chi nhánh Hội các nhà thầu xây dựng tỉnh Bình Định đã trả lời PV Báo Nhà báo và Công luận về vấn đề trên. Ông Lực nói: "Trong bối cảnh vật giá leo thang như hiện nay, các doanh nghiệp xây dựng đang đứng trên bờ vực phá sản hàng loạt".

Giá thép tăng 40% trong quý I/2021.

Giá thép tăng 40% trong quý I/2021.

Việc giá vật liệu xây dựng leo thang như hiện nay đã ảnh hưởng thế nào đối với các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam nói chung, và các doanh nghiệp tại miền Trung nói riêng?

-Trong kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, VACC đã nói, việc giá thép, giá xi-măng tăng đột biến trong quý I/2021, khiến nhiều nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận.

Bởi vì, nhiều dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, đã khoán tổng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp tự xoay sở chi tiêu. Nhưng trong thời điểm vật giá leo tháng, khác xa so với thời điểm ký kết, khiến tổng vốn bị độn lên. Nếu các doanh nghiệp xây dựng vẫn cố làm, với đơn giá vật liệu mới, chắc chắn sẽ bị lỗ.

Bàn về bài toán lợi nhuận, các doanh nghiệp xây dựng chịu sự chi phối của 3 yếu tố: Là giá vật liệu xây dựng, giá nhân công và tiến độ thi công công trình. 

Đối với giá nhân công, trong 2 năm gần đây, bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19, giá nhân công vẫn tăng từ 3% - 5%, tùy năm.

Riêng trong quý I/2021, giá nhiều loại vật liệu xây dựng đều tăng thẳng đứng, như thép tăng 30% - 40%, giá xi-măng tăng 15% - 20%, cát, sỏi, gạch cũng tăng 10%;... Tất cả các yếu tố này đã tạo ra áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp xây dựng.

Đó là cái khó khăn chung. Trong khi đó, riêng với các doanh nghiệp xây dựng miền Trung, chúng tôi còn phải chịu áp lực gấp đôi, gấp 3 lần so với khu vực khác.

Bởi, đặc điểm khí hậu của miền Trung là vào tháng 8, tháng 9, đặc biệt là tháng 10 có nhiều bão lũ, thiên tai. Các ảnh hưởng từ thiên tai, đều khiến các dự án bị chậm tiến độ. 

Nếu không thực hiện theo cam kết, doanh nghiệp xây dựng sẽ bị phạt. Do đó, để tránh khỏi các mức phạt, chúng tôi phải chạy đua cùng thời gian, để chạy cho kịp tiến độ công trình.

Vật giá leo thang, các doanh nghiệp xây dựng miền Trung chịu áp lực gấp đôi, thậm chí gấp ba. (Ảnh: Minh họa)

Vật giá leo thang, các doanh nghiệp xây dựng miền Trung chịu áp lực gấp đôi, thậm chí gấp ba. (Ảnh: Minh họa)

Hiện tại, có hiện tượng một số doanh nghiệp xây dựng cố tình kéo dài tiến độ thi công, hoạt động cầm chừng, để chờ vật giá vật liệu xây dựng hạ nhiệt hoặc “ngồi chờ” các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ông nhận định gì về hiện tượng này?

-Hiện tượng này có, nhưng chắc chỉ là số ít. Bởi, khi thực hiện dự án, phía doanh nghiệp xây dựng đều có cam kết chịu phạt, nếu công trình bị chậm tiến độ. Tuy nhiên, nếu so với mức tăng phi mã của vật liệu xây dựng hiện nay, thì mức phạt cam kết với chủ đầu tư có khi còn dễ chịu hơn.

Ở thời điểm này, cố gắng gồng gánh để thực hiện dự án thì nắm chắc thua lỗ, mà nếu làm chậm tiến độ, hoặc tạm ngừng thi công, thì doanh nghiệp xây dựng phải chấp nhận nộp phạt. Khi đứng ở ngã ba đường, đi theo hướng nào cũng thiệt.

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội xi-măng Việt Nam, nhiều khả năng, giá thép và giá xi-măng vẫn sẽ tiếp tục tăng mạnh trong quý II/2021, thậm chí có thể kéo dài sang quý III/2021. Đứng trước nguy cơ các doanh nghiệp xây dựng phá sản hàng loạt, ông có kiến nghị gì gửi Chính phủ nhằm “giải cứu” ngành xây dựng?

-Với những dự án đang trong giai đoạn đấu thầu, các doanh nghiệp xây dựng có quyền đàm phán với chủ đầu tư, đi tìm tiếng nói chung trong việc vật giá leo thang.

Đối với các dự án đã đấu thầu xong, và đã khoán tổng vốn đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng chỉ đành chờ các giải pháp ứng cứu của Chính phủ. Trong đó, giải pháp tốt nhất trong bối cảnh này, chính là việc Chính phủ trợ giá các mặt hàng vật liệu xây dựng thiết yếu, như thép và xi-măng.

Nhiều doanh nghiệp xây dựng đổ lỗi cho các doanh nghiệp thép và xi-măng bắt tay nhau tăng giá. Tuy nhiên, tôi cho rằng, bản thân họ cũng không thể lường trước được các biến động của thị trường giá cả. Họ cũng là nạn nhân, nên các nhà thầu không thể đưa ra yêu sách giảm giá thép hay giảm giá xi-măng. Như vậy, chỉ còn cách Chính phủ trợ giá vật liệu xây dựng, từ đó thị trường mới ổn định.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Việt Vũ

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp