(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
Từ thách thức trong “cuộc đua” thu hút ngành bán dẫn
Trong tuần qua, ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Nvidia đã tới Việt Nam để chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.
Chia sẻ lý do lựa chọn Việt Nam làm “ngôi nhà thứ 2” của Nvidia, ông Jensen Huang đánh giá Việt Nam sở hữu rất nhiều lợi thế trong việc xây dựng một hệ sinh thái AI mạnh mẽ. Do đó, với sự hợp tác này, Nvidia mong muốn thu hút những kỹ sư phần mềm, nhà nghiên cứu và kỹ sư AI xuất sắc của Việt Nam.
Đồng thời, thúc đẩy một hệ sinh thái AI hoàn chỉnh với ba yếu tố cốt lõi: Cơ sở hạ tầng AI tiên tiến, các chương trình đào tạo AI mạnh mẽ tại các trường đại học và sự phát triển của các start-up AI.
“Khi 3 yếu tố này được xây dựng đầy đủ, “bánh đà” của đổi mới sáng tạo sẽ quay mạnh mẽ, mang lại giá trị to lớn không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả khu vực”, ông Jensen Huang nhấn mạnh.
Không chỉ Nvidia, nhiều “ông lớn” trong ngành công nghệ, đặc biệt là các ngành bán dẫn và AI khác cũng đánh giá rất cao Việt Nam. Trong vài năm gần đây, nhiều “đại bàng” đã tới Việt Nam làm “tổ”. Ví dụ, Tập đoàn công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ - Amkor Technology đã “rót” 1,6 tỷ USD xây dựng nhà máy rộng 200.000m2 tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Đây sẽ là nhà máy sản xuất, lắp ráp và thử nghiệm vật liệu, thiết bị bán dẫn của “ông lớn” này.
Tương tự, Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc - Hana Micron đang dự kiến đầu tư 900 triệu USD tại khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Ngoài ra, một số “ông lớn” khác như Intel, Công ty TNHH Coherent Việt Nam, thuộc Tập đoàn Coherent (Hoa Kỳ), Tập đoàn Marvell Technology (Hoa Kỳ), Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản),... cũng đã, đang và dự kiến mở rộng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại một số tỉnh, thành phố phía Nam như TP. HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
Mặc dù có nhiều lợi thế trong “cuộc đua” thu hút ngành bán dẫn, thế nhưng theo ý kiến của nhiều chuyên gia, Việt Nam vẫn có một số thách thức cần phải cải thiện trong thời gian tới, một trong số đó là về điện năng.
Thực tế cho thấy, ngành sản xuất bán dẫn là một trong những ngành “ngốn” nhiều điện năng nhất. Việc duy trì các nhà máy sản xuất chất bán dẫn đòi hỏi một lượng điện năng cực lớn, có thể lên tới 100 megawatt điện mỗi giờ, nhiều hơn đáng kể với nhà máy lọc dầu hay sản xuất ô tô.
Ví dụ, theo số liệu của Statista vào năm 2022, gã “khổng lồ” TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đã tiêu thụ gần 22.000 GWh năng lượng. Lượng điện năng khổng lồ này vượt xa khả năng cung ứng của Việt Nam, khi tính đến cuối 2022, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống của nước ta là 268,4 tỷ kWh. Đây rõ ràng là một thách thức để Việt Nam thu hút được các “đại bàng” trong ngành chip thế giới.
Trong một sự kiện diễn ra mới đây, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết: Chỉ riêng nhà máy TSMC đã sử dụng khoảng 10% tổng lượng điện năng của Đài Loan (Trung Quốc). Điều này cho thấy, để thu hút thêm các “đại bàng” trong ngành bán dẫn tới Việt Nam “làm tổ”, điều kiên quyết là phải phát triển các nguồn điện năng bổ sung.
“Hiện nay, Việt Nam đang khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng xanh để sử dụng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đơn cử như các dự án điện gió, điện gió ngoài khơi,... mới đây nhất là xem xét khởi động lại dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận”, PGS. TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Tới bài toán đảm bảo an ninh năng lượng
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Trong giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mạnh.
Đây là giai đoạn tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn để đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao.
Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VIII, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
Do đó, PGS. TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, bên cạnh việc gia tăng nguồn cung năng lượng, cần có phương thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điều này đã được đề cập chi tiết trong Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Với việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả này, phần lãng phí sẽ được giảm thiểu, áp lực về nguồn cung cấp điện không quá cao.
“Đây là cơ sở để phát triển các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm sản xuất ra sẽ góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư vào phát triển các nguồn năng lượng mới, tăng chi phí toàn xã hội”, PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng cho biết.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho rằng: Ngành năng lượng giữ vai trò thiết yếu trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự sụt giảm đầu tư vào ngành năng lượng đã tạo ra một khoảng trống đáng lo ngại, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của đất nước.
Theo ông Quảng, để bảo đảm an ninh năng lượng để phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam cần thực hiện 6 giải pháp.
Thứ nhất, đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng. Bởi, tiết kiệm năng lượng là giải pháp luôn được ưu tiên vì đầu tư cho giải pháp này thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác.
“Chính phủ cần nghiên cứu chuyển dần từ hình thức khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả tự nguyện sang bắt buộc, từ đó đặt ra các chỉ tiêu hiệu quả năng lượng cho mỗi ngành công nghiệp với cơ chế thưởng, phạt trong việc hoàn thành các chỉ tiêu này”, ông Quảng nói.
Thứ hai, phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện dự trữ năng lượng. Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo, nhưng sự phát triển các dự án điện từ năng lượng tái tạo tại Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.
Thứ ba, đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng, phát triển năng lượng gắn với bảo vệ môi trường. Tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thay thế, tái tạo, như thủy điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sinh khối, địa nhiệt giúp giảm tiêu thụ năng lượng truyền thống và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
Thứ tư, thực hiện chính sách giá điện bảo đảm tính đúng, tính đủ theo cơ chế thị trường. Ông Quảng cho rằng, cần hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện bảo đảm các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay.
Thứ năm, cần nâng cao khả năng chống chịu và giảm mức độ tổn thương của các nguồn cung, truyền tải, lưu trữ năng lượng, phân phối năng lượng trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai. Đồng thời, cần phát triển các nguồn lực từ xã hội và người dân, từ các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất truyền tải, phân phối các dạng năng lượng, đặc biệt là năng lượng mới, năng lượng tái tạo,...
Thứ sáu, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, làm tốt công tác tuyên truyền để thay đổi tư duy, nhận thức trong sản xuất, sử dụng năng lượng bảo đảm an ninh năng lượng trong tình hình mới.
Liên quan tới dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Dự án này mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Bao gồm nguồn năng lượng nền, xanh sạch đáp ứng mục tiêu an ninh năng lượng, nguồn năng lượng sạch.
“Điện hạt nhân cũng tạo nguồn năng lượng an toàn cho phát triển kinh tế xã hội cho địa phương và cả nước, tương lai hướng ra xuất khẩu, đặc biệt khi ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao. Dự án cũng tạo động lực và nền tảng cho phát triển khoa học công nghệ cao, đặc biệt là là khoa học nguyên tử, từ đó thúc đẩy nền công nghiệp và nhân lực chất lượng cao”, ông Tân chia sẻ.
(CLO) iOS 18.2 mang đến tính năng Genmoji cho phép tạo biểu tượng cảm xúc độc đáo từ mô tả văn bản. Cập nhật này cũng tích hợp ChatGPT vào Siri và cải tiến Apple Intelligence.
(CLO) Samsung có thể quay lại sử dụng chip Exynos cho dòng Galaxy S26 vào năm 2026, thay vì chỉ dùng Snapdragon, nhờ vào giải quyết các vấn đề năng suất và chi phí.
(CLO) ChatGPT gặp sự cố toàn cầu, khiến người dùng không thể truy cập dịch vụ. Tính năng tích hợp Siri trên iOS 18.2 cũng bị ảnh hưởng, OpenAI đang khắc phục sự cố.
(NB&CL) Sau một mùa hè ảm đạm, nửa sau năm 2024 phòng vé Việt sôi động trở lại với những thành công bất ngờ của dòng phim kinh dị. Trong năm 2024, nhiều bộ phim kinh dị vươn lên dẫn đầu danh sách phòng vé và rời rạp với doanh thu trăm tỷ. Cơn sốt phim kinh dị Việt chỉ là trào lưu nhất thời hay là một xu hướng bền vững?
(CLO) Sáng 12/12, trong lúc đi tuần tra, Công an xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (Bình Định) đã kịp thời phát hiện và cứu một thanh niên đang điều khiển xe máy bị nước cuốn trôi.
(CLO) Google Pixel 9a sắp ra mắt với chipset Tensor G4, màn hình 6.285 inch 120Hz, camera 48MP, pin 5.100mAh, và hỗ trợ sạc nhanh. Giá khởi điểm 499 USD, ra mắt vào tháng 3.
(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?
(CLO) Mưa lớn đã khiến khối lượng đất đá đổ xuống khu vực đèo An Khê nối giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Lượng đất đá đổ xuống đã bịt lối thoát nước, khiến cho lòng đường bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông suốt nhiều giờ.
(NB&CL) Thanh tra đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 02 dự án, công trình. Thanh tra tỉnh Hải Dương đã chỉ rõ nhiều vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện…
(CLO) Sáng nay (12/12), không khí lạnh mạnh đã bao trùm miền Bắc. Tại Hà Nội, sáng sớm nhiệt độ xuống còn 16 độ C, nhiều người dân đã phủ kín quần, áo ấm... khi ra đường.
(NB&CL) Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt bình quân mỗi năm từ 7 - 7,5% hoặc hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng điện của Việt Nam có thể thiếu hụt đến 30% so với tổng nhu cầu điện năng cho nền kinh tế.
(CLO) Google giới thiệu Gemini 2.0 và tính năng 'Nghiên cứu sâu' giúp tự động tìm kiếm, tổng hợp thông tin, tạo báo cáo chi tiết, tiết kiệm thời gian cho nghiên cứu.
(CLO) Kinh tế thế giới dần hồi phục nhưng bấp bênh, bất định. Rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị - kinh tế thế giới tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các kênh đầu tư trong thời gian tới sẽ diễn biến theo xu hướng nào? Các lớp tài sản nào sẽ là lựa chọn tốt của năm tới?
(CLO) Chính quyền Tổng thống Biden đang cân nhắc áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào ngành dầu mỏ Nga trước thềm lễ nhậm chức của ông Donald Trump vào tháng Giêng.
(CLO) Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 71.326 tỷ đồng, tăng 7,01% so với năm 2023. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 210.455 tỷ đồng, tăng 6,92% so với năm 2023.
(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
(CLO) Kinh tế Trung Quốc đang chật vật với lạm phát tiêu dùng chỉ 0,2% và giảm phát sản xuất kéo dài 26 tháng, đối mặt bất ổn nội địa lẫn thương mại Mỹ-Trung.
(CLO) Theo dự báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ vẫn ổn định trong năm nay và năm sau, thế nhưng các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử sẽ tác động dài hạn tới các nền kinh tế trong khu vực.