Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Ông Trần Bá Dung cũng cho rằng, 15 năm qua Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) đã có sức lan tỏa rộng khắp. Các cơ quan báo chí cũng như các nhà báo, hội viên đều mong muốn được một lần vinh danh tại Giải BCQG. Bên cạnh đó, Giải BCQG đã là một môi trường sinh hoạt nghiệp vụ đậm chất nghề nhất, đồng thời là môi trường rèn nghề, học nghề và thử thách nghề thiết thực nhất cho các nhà báo.
+ Được biết, tiền thân của Giải Báo chí Quốc gia hiện nay là Giải Báo chí Toàn quốc do HNBVN tổ chức từ năm 1991 đến năm 2006. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về sự ra đời của giải thưởng danh giá bậc nhất này?
- Đúng vậy! Tiền thân của Giải Báo chí quốc gia là Giải Báo chí Toàn quốc do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức từ năm 1991. Đến năm 2007, Giải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nâng cấp lên thành Giải BCQG, tức là được Nhà nước bảo trợ, trở thành một thương hiệu, được giới báo chí chờ đợi mỗi dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 hằng năm - ngày tổ chức trao giải. Cần khẳng định rằng, vị thế của Giải BCQG là giải thưởng danh giá nhất trong đời sống báo chí của cả nước. Đây không còn phải là giải của riêng Hội Nhà báo, mà là giải do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt Đề án thành lập (cùng với quyết định Thành lập Hội đồng Giải BCQG) - điều chưa từng có và không có với giải báo chí nào khác.
TS. Nhà báo Trần Bá Dung - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải.
+ Cơ cấu Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia và kinh phí giải có gì đặc biệt, thưa ông?
- Giải BCQG là Giải của Chính phủ, từ Đề án hoạt động cho đến bộ khung lãnh đạo Hội đồng Giải đều do Thủ tướng ký quyết định thành lập. Kinh phí của giải được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước (điều này cũng đòi hỏi mỗi chúng ta, người tổ chức giải và người đoạt giải cần thấy vinh dự hơn và có trách nhiệm hơn với giải thưởng). Giá trị giải thưởng của Giải BCQG là cao nhất trong các giải (chỉ có Giải Búa Liềm Vàng là tương đương).
Theo cơ cấu của Hội đồng Giải, Hội Nhà báo Việt Nam là cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp là Bộ Thông tin và Truyền thông và mời Ban Tuyên giáo Trung ương tham gia. Hội đồng được cơ cấu theo vị trí chức danh ở 3 cơ quan, trong đó Chủ tịch HNBVN là Chủ tịch Hội đồng Giải.
Theo Điều lệ giải, hằng năm Hội đồng Giải sẽ thành lập Hội đồng chung khảo và Hội đồng sơ khảo. Các Hội đồng này sẽ bao gồm những nhà báo có uy tín cao trong cả nước, Trung ương và địa phương, đại diện cho các lĩnh vực hoạt động báo chí, các cơ quan báo chí… các thế hệ nhà báo trẻ, già, đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Có thể nói, đây là đội ngũ tiêu biểu nhất của giới báo chí cả nước và điều này đã được thừa nhận.
Nhà báo Trần Lan Anh - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải
Các giải báo chí khác được tổ chức hiện nay ở các ngành, các bộ khác, là giải có tính toàn quốc, không phải giải Quốc gia, đôi lúc bị nhầm lẫn. Như Giải Báo chí Toàn quốc mang tên Búa Liềm Vàng về lĩnh vực xây dựng Đảng, hoặc Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Giải Báo chí Toàn quốc về xây dựng nông thôn mới,…
+ 15 năm qua, Giải BCQG ngày càng được báo giới và công chúng hưởng ứng và đón nhận tích cực, chất lượng Giải ngày một nâng cao... Là người gắn bó và tâm huyết với Giải, tham gia chấm Giải hơn chục năm nay, ông đánh giá như thế nào về sức lan tỏa của Giải trong đời sống báo chí, thưa ông?
- Nói về ý nghĩa và sức lan tỏa của Giải BCQG thì cần nhìn lại quá trình 15 năm một cách đầy đủ trên nhiều phương diện. Lễ trao giải hằng năm (vào ngày 21/6) bao giờ cũng có lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước tham dự, phát biểu, chỉ đạo và chung vui cùng các tác giả đoạt giải. Điều này cũng nói lên vị thế, tầm vóc của Giải.
Với ý nghĩa và sức lan tỏa như vậy đã thu hút được các nhà báo hội viên và các cơ quan báo chí tham gia. Tôi nhớ là, Giải lần thứ nhất chỉ có khoảng 800 tác phẩm gửi về và chỉ trao cho 8 loại giải theo 8 nhóm giải. Cho đến nay là giải thứ 15, đã có hơn 1.900 tác phẩm gửi về tham dự 11 loại giải (theo 11 nhóm thể loại ở tất cả các loại hình báo chí). Mỗi năm đều tăng dần về số lượng tác phẩm. Số lượng đơn vị của Hội Nhà báo tham gia ban đầu chỉ có 39 Hội cho đến gần đây về cơ bản 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trên cả nước có tác phẩm tham dự. Các Liên Chi hội hầu như đều tham gia hết, chỉ có một vài Liên Chi hội do đặc thù nên ít tác phẩm tham dự.
Điều lệ của Giải bao giờ cũng yêu cầu các cơ quan báo chí phải có sự tham gia của các cộng tác viên. Trên tinh thần đó, năm nào Hội đồng Giải cũng có công văn hướng dẫn lựa chọn tác phẩm, trong đó bao giờ cũng có tỷ lệ nhất định bài của cộng tác viên. Đến nay, trung bình hằng năm có gần 200 cộng tác viên tham dự Giải. Điều này, càng thể hiện tính nhân dân của báo chí và sức thu hút, sự lan tỏa của Giải, không chỉ cho dành riêng các nhà báo chuyên nghiệp.
Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018. Ảnh: Sơn Hải
+ Được biết, ông là Trưởng ban Thư ký tổng hợp Giải hơn 10 năm qua. Công việc chính của ông và Ban hẳn là tham mưu, đề xuất về nghiệp vụ để Giải ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hơn, thưa ông?
- 11 năm nay phụ trách công tác nghiệp vụ của Hội (từ năm 2010), tôi được giao làm Trưởng ban Thư ký tổng hợp Giải, đơn vị giúp việc chính cho Hội đồng Giải BCQG; là Phó Chủ tịch Hội đồng sơ khảo và là thành viên thường trực trong vai trò đơn vị tổ chức Giải. Đó là công việc rất thú vị nhưng cũng nhiều thử thách về chuyên môn.
Với trách nhiệm tham mưu, sau hai năm (năm 2012), xuất phát từ sự phát triển của đời sống báo chí, tôi đề xuất thay đổi cơ cấu Giải, từ 8 loại giải ban đầu lên 11 loại giải như hiện nay, bao quát các lĩnh vực báo chí phát thanh, truyền hình, báo in, điện tử và ảnh báo chí. Ảnh báo chí và báo điện tử lúc đầu ghép chung vào báo in. Từ năm 2012, tách ảnh báo chí thành hạng mục riêng và tăng thêm 2 hạng mục giải cho báo điện tử. Đó chính là sự bắt nhịp kịp thời với đời sống báo chí, để giải báo chí không đi sau, không bỏ sót vùng nào, hoạt động nào, phương diện nào.
Nhà báo Hà Vân - Báo Nhà báo & Công luận nhận giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải
Tôi cũng đề xuất xây dựng Bộ Quy trình tổ chức Giải (từ năm 2011) một cách chuyên nghiệp, xứng tầm Giải BCQG. Bên cạnh đó là việc cải tiến cách chấm ở sơ khảo, đảm bảo sự lựa chọn của các giám khảo có tính tập trung cao.
Ở vòng chung khảo, Hội đồng chung khảo bao gồm hơn 40 thành viên, theo Điều lệ Giải, thảo luận rất kỹ rồi bỏ phiếu kín thông qua quy chế chặt chẽ, dân chủ, khách quan.
Các bộ phận giúp việc của Hội đồng Giải đã có nhiều sáng tạo, nhất là trong hoàn cảnh chống dịch Covid-19, nhiều cuộc phải họp online. Từ năm ngoái đã ứng dụng công nghệ thông tin vào chấm thí điểm nhóm hạng mục phát thanh - truyền hình, năm nay tất cả các tác phẩm phát thanh, truyền hình, báo điện tử đều được chấm online, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa thuận tiện cho các giám khảo; ở đâu, đi đâu với một chiếc điện thoại vẫn có thể chấm được chứ không phải mang theo bộ tài liệu cồng kềnh.
Các tác giả nhận giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIV - năm 2019. Ảnh: Sơn Hải
+ Như cảm nhận của không ít người, mặc dù những tác phẩm đoạt Giải đều là những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc và rất xứng đáng được vinh danh, song dường như do khâu tuyển chọn từ cơ sở mà vẫn có thể bỏ sót những tác phẩm hay, thưa ông?
- Điều này quả thực khó tránh khỏi. Nhiều mùa Giải BCQG, Hội đồng Giải vẫn mong đợi có những tác phẩm có sức lay động và tiếng vang lớn, có tính phát hiện sắc sảo, sâu sắc hơn trong lý giải và mới mẻ trong cách thể hiện… Tuy nhiên, điều quan trọng là các cấp hội có lựa chọn được để gửi dự Giải hay không. Chẳng hạn như ảnh báo chí. Mặc dù, Hội đồng Giải đã có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí, cho phép tác giả ảnh báo chí tự gửi tác phẩm về Hội đồng Giải không qua tuyển chọn ở cơ sở, nhưng đây vẫn là khâu yếu với số lượng ảnh gửi về còn quá ít so với đời sống ảnh báo chí hằng năm; chất lượng ảnh vẫn chưa phản ánh đúng thực tế và chưa đạt được như mong đợi... Dù vậy, tôi vẫn cho rằng, Giải BCQG là giải thưởng danh giá được chờ đợi nhất của giới báo chí cả nước. Các cơ quan báo chí cũng như các nhà báo, hội viên đều mong muốn được một lần lên nhận giải vì đó không chỉ là vinh dự trong ánh hào quang sân khấu mà đó còn là một vinh dự nghề nghiệp.
+ Nếu còn điều gì muốn chia sẻ sau hành trình 15 năm của Giải BCQG, ông nghĩ đến điều gì, thưa ông?
- Tôi thấy một điểm đáng ghi nhận là, nhiều cấp Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí hiện nay đã quan tâm tới việc làm thế nào để có tác phẩm đoạt giải BCQG. Nhiều địa phương, nhiều cơ quan báo chí đã mời các chuyên gia trao đổi các chuyên đề như vậy. Tất nhiên làm báo không phải chỉ để dự Giải, không phải chỉ vì màu cờ sắc áo. Nhưng đây là một sinh hoạt nghiệp vụ thật sự thiết thực. Nhiều nơi còn lấy những tác phẩm đã đoạt giải của các cơ quan báo chí khác ra làm mẫu để trao đổi, thảo luận. Đó là cách học hỏi lẫn nhau mà tôi đánh giá rất cao, một hoạt động nghiệp vụ mang tính tích cực thể hiện sự phấn đấu vươn lên của các nhà báo bằng cách học tập các đồng nghiệp khác. 15 năm nhìn lại Giải BCQG, tôi cho rằng, vấn đề này nên tiếp tục được phát huy hơn, mở rộng hơn nữa ở các cấp Hội, các cơ quan báo chí như một hoạt động nghiệp vụ quan trọng, thường xuyên và chuyên nghiệp... Bởi, Giải BCQG thực tế là một môi trường sinh hoạt nghiệp vụ đậm chất nghề nhất và là một môi trường rèn nghề, học nghề và thử thách nghề thiết thực nhất cho các nhà báo.
+ Vâng, xin cảm ơn ông!
Sông Mây (Thực hiện)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) Xác định báo chí có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Vì thế, Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí đã có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả tạo thành cầu nối giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp thực hiện các chủ trương về bảo vệ môi trường, hướng tới kinh tế xanh.
(CLO) Ngày 2/4, tại xã Ngư Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Quân khu 4, các đơn vị đồng hành và chính quyền địa phương tổ chức chương trình tri ân 72 cựu dân quân Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Ngày 1/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác báo chí quý II năm 2025.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, Báo Người Lao Động tổ chức giải Pickleball với giải thưởng hấp dẫn, thu hút người chơi mọi lứa tuổi.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Sáng 1/4, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Báo Lào Cai và các quyết định về công tác cán bộ.