Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019 nhận tác phẩm đến hết ngày 31/3/2020

Thứ hai, 02/03/2020 18:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019 được Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam phát động vào ngày 12/10.2019 tại Hà Nội. Thời gian nhận tác phẩm dự thi sẽ đến hết ngày 31/3/2020.

Giải tổ chức nhằm ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực đối với công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống thiên tai.

Mưa lớn làm lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của người dân khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Quyết Nguyễn

Mưa lớn làm lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của người dân khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Quyết Nguyễn

Không chỉ vậy, Giải được tổ chức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, nhận định, phản ánh thực trạng, bài học kinh nghiệm, cách tiếp cận, giải pháp phòng chống thiên tai; Góp phần đổi mới nội dung, phương thức thông tin, truyền thông phòng chống thiên tai, bao gồm nội dung, số lượng và chất lượng các tin bài, chương trình, sản phẩm.

Cùng với đó là hình thành và xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu tham khảo, tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai để phổ biến đến cán bộ các cấp và người dân; Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan phòng chống thiên tai với các cơ quan truyền thông đại chúng, tổ chức, cá nhân; ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có đóng góp thiết thực đối với công tác truyền thông, thông tin tuyên truyền về phòng chống thiên tai.

Đối tượng tham gia giải là tất cả công dân Việt Nam, bao gồm những nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên có tác phẩm báo chí phù hợp với tiêu chí của Giải đều có quyền gửi tác phẩm tham dự. Tác phẩm tham dự Giải phải được đăng, phát trên các loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình,...) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép và bảo đảm đúng quy định về thời gian đăng, phát; có hiệu quả tuyên truyền cao với xã hội và cộng đồng.

Về Quy định về tác giả, số lượng tác phẩm tham dự, mỗi tác giả, nhóm tác giả gửi tối đa 5 tác phẩm tham dự cuộc thi. Số tác giả trong một nhóm tối đa là 5 người. Tác giả có tác phẩm gửi dự thi không được vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, không vi phạm Luật báo chí và các quy định khác của pháp luật. Thành viên Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức không được tham dự cuộc thi.

Nội dung, hình thức và cách thức gửi tác phẩm như sau, trước tiên đối với nội dung các tác phẩm tham dự Giải tập trung phản ánh về diễn biến, tác động và những thách thức của thiên tai, công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; chú trọng đến các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật...

Các gợi mở, sáng kiến, giải pháp, mô hình điển hình, kinh nghiệm về phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu ở các địa phương, các cấp, ngành, lực lượng vũ trang, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; Các thể chế chính sách, chương trình nhằm nâng cao hiệu quả trong phòng chống thiên tai.

Bên cạnh đó nói lên được các khó khăn vướng mắc, những cách làm hay, bài học kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai; Vai trò, sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức, đoàn thể trong chống thiên tai; Gương người tốt, việc tốt trong phòng chống thiên tai; Phát hiện những tiêu cực, yếu kém, bất cập, những vấn đề mang tính cảnh báo trong công tác phòng chống thiên tai.

Các tác phẩm phải được trình bày bằng tiếng Việt được đăng tải trên các loại hình báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, phát hành trong nước, thời gian đăng, phát từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/3/2020.

Các tác phẩm đã tham gia các giải thưởng khác vẫn được quyền tham dự Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019” nhưng phải ghi rõ mức giải đã được trao, cùng thông tin về đơn vị tổ chức, thời gian diễn ra Giải.

Các tác phẩm dự thi phải đảm bảo không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm tác phẩm được công bố. Ban Tổ chức cuộc thi có quyền sử dụng các tác phẩm dự thi cho các mục đích tuyên truyền. Tác phẩm đã gửi dự thi không trả lại người gửi dưới mọi hình thức.

Với cách thức gửi tác phẩm, đối với tác phẩm báo in, báo điện tử phải là bản in chính hoặc sao chụp từ báo in, báo điện tử, nhưng phải rõ ràng, gửi đến Ban Tổ chức hoặc gửi qua thư điện tử (email) của cuộc thi. Nếu tác phẩm có sự tiếp nối nhỏ, lẻ, phải cắt dán phần tiếp nối trên giấy trắng khổ A4 và đánh số trang rõ ràng phần tiếp nối; kèm theo bản sao.

Đối với tác phẩm phát thanh phải Ghi lên USB gửi đến Ban Tổ chức hoặc gửi file qua địa chỉ email của cuộc thi hoặc đăng tải trên trang website của cuộc thi, mỗi tác phẩm ghi rõ tên đơn vị, tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời lượng và thời gian phát sóng, kèm theo nội dung phần lời của tác phẩm. Nếu là tiếng dân tộc phải có bản dịch ra tiếng Việt.

Đối với tác phẩm truyền hình phải Ghi lên USB gửi đến Ban tổ chức hoặc gửi file qua địa chỉ email của cuộc thi hoặc đăng tải trên trang website của cuộc thi; mỗi tác phẩm ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, thể loại, thời lượng, thời gian phát sóng, có kịch bản với lời bình chi tiết, kèm theo xác nhận của đơn vị chủ quản. Nếu là truyền hình tiếng dân tộc phải có phụ đề tiếng Việt. Khuyến khích tác phẩm dự giải có chuẩn kỹ thuật HD.

Đối với ảnh báo chí phải Ghi lên USB hoặc gửi file đến Ban tổ chức qua địa chỉ email của cuộc thi hoặc đăng tải trên trang website của cuộc thi; mỗi tác phẩm phải ghi rõ tên đơn vị, tác giả, tác phẩm, chủ đề ảnh, thời gian, địa điểm chụp ảnh.

Mỗi tác phẩm phải gửi kèm thông tin về tác giả, cụ thể là họ và tên, bút danh, chức danh hiện tại, đơn vị công tác, số điện thoại di động, email, địa chỉ; Bản giới thiệu khái quát về tác phẩm bằng tiếng Việt, bao gồm: loại hình, thể loại, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, chú ý nêu bật tính phát hiện, sức lan tỏa, hấp dẫn… của tác phẩm;

Các tác phẩm dự thi sai quy định sẽ bị loại và Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại có liên quan; Đối với tác phẩm truyền hình, phát thanh các tác phẩm tham dự giải phải có chữ ký của tác giả và xác nhận của cơ quan đã phát sóng tác phẩm. 

Đối với báo in, báo điện tử và ảnh báo chí gửi link bài viết hoặc bản phô tô bài báo đã được đăng.

Với Tiêu chí xét trao Giải sẽ có tiêu chí chung và riêng. Đối với tiêu chí chung để xét giải, tác phẩm dự thi là những tác phẩm bằng tiếng Việt được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày 31/3/2020. Đến hết ngày 31/3/2020, nếu tác phẩm đăng, phát nhiều kỳ thì ít nhất phải có 2/3 số tác phẩm được đăng, phát trong khoảng thời gian nêu trên. Tác phẩm được xét trao Giải phải bảo đảm tính chân thực, chính xác, khách quan, có định hướng tư tưởng, chính trị đúng đắn.

Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về công tác phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và được dư luận xã hội quan tâm; tính thời sự, tính thuyết phục và giá trị thông tin tuyên truyền cao; các tác phẩm cần có sức lan tỏa lâu dài trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai; phản ánh tình hình thực tế, phát hiện khó khăn vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách lĩnh vực phòng chống thiên tai; huy động sự tham gia của cộng đồng, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực phòng chống thiên tai,…

Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi ở địa phương vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng.

Và sẽ không xét các tác phẩm đang chờ đánh giá và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền; Không nhận ảnh ghép, ảnh vi tính, ảnh phong cảnh, tĩnh vật. Tác phẩm được xét trao Giải phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền kể từ thời điểm công bố.

Loại hình và thể loại báo chí được xét trao Giải gồm 5 loại hình: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí. Thể loại bao gồm: Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, ghi chép, bình luận, chuyên luận, phóng sự, ký sự, điều tra, các chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu, tọa đàm, ảnh báo chí…

Bên cạnh đó, tiêu chí riêng xét giải đối với từng loại hình cũng khác nhau, đối với tác phẩm báo in, mỗi tác phẩm là một tin hoặc một loạt tin (không quá 05 tin), một bài hoặc một loạt bài cùng tiêu đề (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả (hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên), về cùng một đề tài. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có tên chung loạt bài.

Đối với tác phẩm báo điện tử, mỗi tác phẩm là một tin hoặc một loạt tin (không quá 05 tin), một bài hoặc một loạt bài cùng tiêu đề (không quá 05 kỳ) của cùng tác giả (hoặc nhóm tác giả cùng đứng tên), về cùng một đề tài. Không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ ở các thời điểm đăng báo khác nhau, không có tên loạt bài. Phải là tác phẩm sáng tạo lần đầu, viết riêng cho báo điện tử; không xét những tác phẩm lấy từ báo in. Thể hiện được đặc trưng của báo điện tử là ngắn, gọn, có tính liên kết, tính đa phương tiện.

Đối với tác phẩm phát thanh, mỗi tác phẩm phải là một (hoặc một loạt) tin, bài, chương trình về một chủ đề hoặc một đối tượng, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ (không quá 05 kỳ đối với tác phẩm nhiều kỳ). Tác phẩm phải thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn. Thời lượng: Tác phẩm không quá 8 phút; chương trình không quá 60 phút  một chương trình).

Đối với tác phẩm truyền hình, mỗi tác phẩm phải là một (hoặc một loạt) tin, bài về một chủ đề, một sự kiện hoặc một đối tượng, phát một kỳ hoặc nhiều kỳ (không quá 05 kỳ) về một chủ đề, sự kiện, thể hiện được đặc trưng của báo hình là hình ảnh động; hình ảnh phải đạt yêu cầu chất lượng. Thời lượng không quá 60 phút một chương trình hoặc không quá 60 phút một kỳ (đối với tác phẩm nhiều kỳ).

Đối với tác phẩm ảnh báo chí, tác phẩm ảnh báo chí được thể hiện bằng ảnh mầu hoặc đen trắng, đối với nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh, chỉ tuyển chọn mỗi nhóm ảnh hoặc phóng sự ảnh không quá 10 ảnh, đăng trên cùng một số báo hoặc cùng thời điểm xuất bản (đối với báo điện tử). Ảnh báo chí dự thi là các ảnh bằng file dung lượng thấp nhất là 5 MB, độ phân giải tối thiểu 300 dpi. Mỗi ảnh cần kèm theo chú thích rõ ràng, thời gian chụp, địa điểm chụp, tên tác giả, chức danh, đơn vị.

Chú ý sẽ không chấp nhận ảnh được xử lý kỹ thuật làm thay đổi nội dung và bản chất sự việc, không nhận những ảnh không đạt đúng dung lượng độ phân giải quy định. Tác giả tự chịu trách nhiệm về hình ảnh dự thi không vi phạm pháp luật, không vi phạm bản quyền.

Với giải cá nhân, Giải thưởng cho mỗi loại hình sẽ gồm 1 giải Nhất; 1 giải Nhì; 2 giải Ba; 3 giải Khuyến khích. Ngoài ra, còn có một số giải phụ: Giải câu chuyện tác động mạnh mẽ nhất, Giải hình ảnh ấn tượng nhất, Giải đồng hành,…

Hình thức khen thưởng sẽ nhận được Biểu trưng Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019; Chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT – Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đối với các cá nhân có tác phẩm tham dự đạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Với Giải cá nhân, Giá trị giải thưởng của mỗi loại hình như sau: Giải Nhất là 40.000.000 đồng (Bốn mươi triệu đồng). Giải Nhì là 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng). Giải Ba là 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng). Giải khuyến khích là 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng). Giải phụ là 5.000.000 đồng/giải (Năm triệu đồng). Tiền thưởng nêu trên đã bao gồm thuế thu nhập mà cá nhân và tập thể đoạt giải phải thực hiện nghĩa vụ thuế của Nhà nước.

Đối với Giải tập thể, Ban Tổ chức trao 01 giải tập thể cho cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm dự thi nhất. Giải thưởng trị giá: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) kèm theo Bằng khen Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT – Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai. 

Đặc biệt hơn nữa, kết quả cuộc thi sẽ được thông báo đến tác giả và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Website của Tổng cục Phòng chống thiên tai và trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai”, Cổng thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, Website của Cục Báo chí và trang Website của UNDP.

Quy trình xét, lựa chọn và công bố, trao giải sẽ qua 2 vòng là Sơ khảo và Trung khảo, ở Sơ khảo, các tác phẩm báo chí đã đăng, phát gửi tham dự Giải theo quy định sẽ được Hội đồng Sơ khảo xem xét, đánh giá để chọn ra tác phẩm báo chí đáp ứng tiêu chí xét trao giải đưa vào vòng chung khảo. Đến vòng Cung khảo, Hội đồng Chung khảo dựa trên kết quả tuyển chọn của Hội đồng Sơ khảo sẽ tiến hành đánh giá, thẩm định, lựa chọn ra những tác phẩm xuất sắc nhất trình Ban Tổ chức giải để quyết định trao giải.

Thời gian nhận tác phẩm dự thi sẽ đến hết ngày 31/3/2020. Cùng với đó, dự kiến Lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 5/2020. 

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: Tổng cục Phòng chống  thiên tai, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Email: giaibaochi@mard.gov.vn. Website của cuộc thi: http://giaibaochiPCTT.mard.gov.vn. Điện thoại: 024 3211 5960.

Đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện, ngoài phong bì ghi rõ: Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019. Ban Tổ chức Giải không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm tham dự Giải bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện.

P.V

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo