Giải ngân chậm, hàng loạt dự án trọng điểm đứng trước nguy cơ "đói vốn" chậm tiến độ

Thứ hai, 23/03/2020 15:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Tổng cục thống kê, tốc độ giải ngân 2 tháng đầu năm chỉ đạt 8,3%, khiến những hàng loạt công trình trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ đề ra.

Các dự án giao thông trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ trong năm 2020. Ảnh minh họa.

Các dự án giao thông trọng điểm cần đẩy nhanh tiến độ trong năm 2020. Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 36,9 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% kế hoạch năm 2020.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số nhà thầu chậm triển khai thi công. Đồng thời trong các tháng đầu năm, hoạt động đầu tư tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước khiến tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm đạt thấp so với kế hoạch năm 2020”, Tổng cục Thống kê đánh giá.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Tổng cục Thống kê) cho biết, vốn đầu tư công tăng 1% sẽ giúp GDP tăng 0,6%. Tổng cục Thống kê đã nhiều lần đề nghị cơ quan chức năng tập trung xử lý điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019.

Theo Bộ KH&ĐT, với những quy định mới tại Luật Đầu tư công có hiệu lực từ 1/1/2020, nhiều thủ tục được đơn giản hơn, tháo gỡ nhiều vướng mắc, kỳ vọng tiến độ giải ngân sẽ tốt hơn.

Hiện nay, nhiều dự án trọng điểm có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tiêu biểu như: Dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài; Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020...đang bị chậm trong triển khai và rất cần luồng vốn mới để khai thông.       

Theo các chuyên gia, chậm giải ngân vốn đầu tư công đã tồn tại trong nhiều năm. Lãnh đạo Bộ KH&ĐT từng chia sẻ, một trong những nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ là do lãnh đạo địa phương “sợ trách nhiệm”, rà soát thủ tục hồ sơ nhiều lần, tốn nhiều thời gian.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3/2020.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình. Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, cần nghiên cứu, đề xuất việc chuyển đổi từ đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) sang đầu tư công đối với các dự án hạ tầng trọng điểm như: Dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, các dự án thành phần đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Trong bối cảnh hiện nay, đẩy mạnh đầu tư công là quan trọng, song theo ông Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cần tập trung giải ngân vốn đầu tư công một cách quyết liệt, nhất quán hơn.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cùng rà soát các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc tên và những dự án có tác động lan tỏa tới nền kinh tế. Từ đó, đề xuất cách tháo gỡ cụ thể cho từng dự án, theo nguyên tắc vướng ở đâu, quy định nào, đầu mối xử lý.

Thanh Lâm

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp