Giải Nobel y học sẽ được trao cho các nhà sáng chế vắc xin Covid-19?

Chủ nhật, 03/10/2021 12:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc các nhà khoa học sáng chế ra vắc xin Covid-19 sẽ được trao giải Nobel y học được cho rằng chỉ là vấn đề thời gian. Nếu các công trình nghiên cứu loại vắc xin này không được trao giải trong lễ công bố vào ngày mai (4/10), thì nó cũng sẽ giành giải thưởng này trong những năm tới.

Chỉ là vấn đề thời gian

Hơn 4,7 triệu người đã chết vì Covid-19 kể từ khi những trường hợp đầu tiên nhiễm loại virus Corona mới này được xác định vào năm 2019. Đến nay, còn nhiều quốc gia vẫn đang sống trong các hạn chế nghiêm ngặt nhằm tránh sự lây lan của đại dịch này.

giai nobel y hoc se duoc trao cho cac nha sang che vac xin covid 19 hinh 1

Vắc xin Covid-19 được xem là một trong những thành tựu đáng kể nhất trong lĩnh vực y học năm qua khi nó giúp thế giới ngăn ngừa hiệu quả virus Corona - Ảnh: Reuters

Vắc xin Covid-19 đã giúp một số quốc gia giàu có gần như đã trở lại cuộc sống bình thường, song những nước còn gặp khó khăn khác vẫn chưa nhận được số lượng vắc xin với cần thiết.

Trong số những người được các nhà khoa học đánh giá có tiềm năng đoạt giải Nobel y học là Katalin Kariko sinh ra ở Hungary và Drew Weissman ở Mỹ, nhờ các công trình nghiên cứu loại vắc xin mRNA (RNA thông tin).

Vắc xin mRNA sau đó được Moderna và Pfizer cùng đối tác BioNTech của Đức phát triển để tạo ra một cuộc cách mạng trong cuộc chiến chống lại virus Corona. Chúng nhanh chóng được sản xuất và đạt hiệu quả cao.

Ali Mirazami, giáo sư khoa y học Viện Karolinska, Thụy Điển cho biết: “Kỹ thuật này sớm muộn gì cũng sẽ đạt được giải thưởng. Vấn đề chỉ là là khi nào”.

Các vắc xin truyền thống sẽ đưa vào cơ thể một loại vi rút bị suy yếu hoặc đã chết để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Và quá trình tạo ra loại vắc xin này có thể mất một thập kỷ hoặc hơn để phát triển. Trong khi đó, vắc-xin mRNA do Moderna sản xuất chỉ mất đúng 63 ngày từ lúc giải trình tự gen đến mũi tiêm đầu tiên trên người.

Nói chung, kỹ thuật mRNA mang thông điệp từ DNA của cơ thể đến các tế bào, kích thích chúng tạo ra các protein cần thiết cho các chức năng quan trọng, chẳng hạn như điều phối các quá trình sinh học bao gồm tiêu hóa hoặc chống lại bệnh tật.

Còn riêng với vắc xin mRNA, nó sẽ hướng dẫn các tế bào tạo ra các protein đột biến của virus Corona, thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động mà không cần tái tạo giống như virus thực tế.

giai nobel y hoc se duoc trao cho cac nha sang che vac xin covid 19 hinh 2

Công nghệ mRNA tạo ra vắc xin COVID-19 của Moderna hoặc Pfizer được xem là công nghệ của thế kỷ - Ảnh: AP

Công nghệ của thế kỷ

Kỹ thuật mRNA được phát hiện vào năm 1961, nhưng các nhà khoa học đã mất hàng thập kỷ để hoàn thiện nó nhằm tránh khỏi các tác dụng phụ, như sự mất cân bằng và các tình trạng viêm. Các nhà phát triển hy vọng công nghệ còn có thể được sử dụng để điều trị các căn bệnh như ung thư và cả HIV trong tương lai.

Adam Bertelsen, Phó giáo sư tại Đại học Copenhagen, giải thích thêm: “mRNA đã được chứng minh là tạo ra phản ứng miễn dịch rất hiệu quả, bạn không cần phải điều chỉnh quá trình sản xuất mỗi khi chế tạo một loại vắc xin mới. Kỹ thuật này đã cứu được nhiều nghìn người nhờ sự tốc độ và tính hiệu quả”.

Kariko, 66 tuổi, là người đặt nền móng chế tạo ra vắc xin mRNA và Weissman, 62 tuổi, là cộng tác viên lâu năm của cô. “Họ là bộ não đằng sau khám phá mRNA. Họ vẫn còn trẻ, ủy ban Nobel vẫn có thể chờ đợi họ”, giáo sư Mirazami cho biết.

Như vậy, Kariko đã tạo ra một bước đột phá bằng cách tìm ra cách cung cấp mRNA mà không khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Điều đó giúp việc tiêm vắc xin trở nên thoải mái hơn, không gây ra nhiều tình trạng sốt cao hoặc các phản ứng nghiêm trọng khác.

Giải Nobel được thành lập bởi nhà phát minh thuốc nổ Alfred Nobel và được trao cho những thành tựu trong y học, hóa học, văn học, hòa bình và vật lý. Lễ trao giải năm nay sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến 11/10 tới, mà ngành y học sẽ được trao đầu tiên.

Hoàng Huy (Theo Japantimes)

Bình Luận

Tin khác

Cháy núi rác khổng lồ, khói độc hại bao trùm khắp thủ đô của Ấn Độ

Cháy núi rác khổng lồ, khói độc hại bao trùm khắp thủ đô của Ấn Độ

(CLO) Thủ đô New Delhi của Ấn Độ hôm 23/3 "nghẹt thở" vì làn khói độc dày đặc tỏa ra từ đám cháy tại một bãi rác cao chót vót. Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ cháy bãi rác mà chính quyền đã phải vật lộn trong nhiều năm để kiểm soát.

Thế giới 24h
Nhiếp ảnh gia kiện vì bị ép xem 'cảnh nóng' của ngôi sao hip-hop Megan Thee Stallion

Nhiếp ảnh gia kiện vì bị ép xem 'cảnh nóng' của ngôi sao hip-hop Megan Thee Stallion

(CLO) Một nhiếp ảnh gia làm việc cho ngôi sao ca nhạc Megan Thee Stallion cho biết trong đơn kiện hôm thứ Ba rằng anh bị buộc phải xem cô quan hệ tình dục, bị sa thải sau đó và bị lạm dụng khi là nhân viên của ca sĩ hip-hop này.

Thế giới 24h
Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

Phái đoàn Triều Tiên thăm Iran, em gái ông Kim Jong Un chỉ trích cuộc tập trận Mỹ-Hàn

(CLO Một phái đoàn do Bộ trưởng Nội các phụ trách thương mại quốc tế Triều Tiên dẫn đầu đang đến thăm Iran, theo truyền thông chính thức của Triều Tiên cho biết vào thứ Tư (24/4).

Thế giới 24h
Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

Tàu du hành vũ trụ Voyager 1 gửi tín hiệu về Trái đất lần đầu sau 5 tháng

(CLO) NASA đã nhận được dữ liệu có thể giải mã được từ Voyager 1 sau khi tàu vũ trụ xa nhất của nhân loại trong vũ trụ này gặp phải sự cố mất liên lạc cách đây 5 tháng.

Thế giới 24h
Sinh viên dựng lều trại ủng hộ Palestine trên khắp nước Mỹ, hơn 130 người bị bắt ở New York

Sinh viên dựng lều trại ủng hộ Palestine trên khắp nước Mỹ, hơn 130 người bị bắt ở New York

(CLO) Hơn 130 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine tại khuôn viên Đại học New York, trong bối cảnh làn sóng các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine của sinh viên ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Thế giới 24h