Giải pháp nào để khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Thứ năm, 02/11/2017 20:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS), từ đó đưa ra giải pháp hợp lý, toàn diện để bảo vệ hiệu quả NLTS đang suy giảm ở mức độ nghiêm trọng, là nội dung chủ đạo của Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển NLTS; giải pháp quản lý, phát triển bền vững hệ thống khu bảo tồn biển (KBTB) Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp& PTNT và UBND tỉnh Khánh Hòa phối hợp tổ chức ngày 2/11, tại Nha Trang.

Việt Nam là một quốc gia biển, ngành Thủy sản có vai trò to lớn trong việc tạo sinh kế cho người dân, tạo việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp, góp phần xóa đói giảm nghèo; đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên hiện nay, ngành thủy sản đã và đang đối mặt với khá nhiều tồn tại, bất cập và thách thức, trong đó khai thác thủy sản phát triển tự phát chưa kiểm soát được; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp với những nghề cấm và vi phạm lãnh hải vẫn diễn ra phổ biến; đánh bắt kiểu tận diệt,.. đã làm suy giảm nghiêm trọng NLTS. Số lượng phương tiện đánh bắt thủy sản phát triển “nóng” với trên 110.00 tàu thuyền, trong đó phần lớn là tàu, thuyền có công suất nhỏ dưới 90CV (chiếm đến 70%).

Báo Công luận
Tìm giải pháp bảo vệ hiệu quả NLTS đang là một yêu cầu bức thiết. 
NLTS ven bờ bị khai thác vượt quá giới hạn cho phép 10- 12%, trong đó tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành khai thác chiếm 35- 40%. Bên cạnh đó là việc khai thác, tiêu thụ một số loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm đã làm cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các hệ sinh thái thủy sinh tại nhiều nơi đang bị phá hủy; sự phát triển “nóng” của nhiều ngành kinh tế, du lịch cũng đang tác động đến việc suy giảm nguồn lợi và môi trường biển. Trữ lượng thủy sản suy giảm rõ rệt, trong đó sản lượng khai thác ở nhiều khu vực suy giảm rõ rệt. Việc bảo vệ NLTS đang là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt.

Để từng bước phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản (NLTS), ngày 13/2/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 188/QĐ-TTG phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển NLTS đến năm 2020 với mục tiêu bảo tồn, bảo vệ và tái tạo NLTS, hướng tới phát triển khai thác thủy sản một cách bền vững và có trách nhiệm.

Báo Công luận
Nhiều chuyên gia nước ngoài, chuyên gia đầu ngành về biển và đại diện tổ chức phi chính phủ tham dự hội nghị. 
Sau 5 năm thực hiện chương trình 188, cùng với việc hình thành, hoàn thiện thể chế pháp lý; quy hoạch, hình thành các khu bảo tồn biển; điều tra cơ bản, xây dựng hệ thống dữ liệu về NLTS, nhiều chính sách thiết thực trong khuôn khổ chương trình đã đi vào cuộc sống, góp phần tích cực trong mục tiêu bảo vệ NLTS. Nhận thức của người dân, cộng đồng, các tầng lớp xã hội cũng như các cấp chính quyền về tầm quan trọng, tính chất sống còn của việc bảo vệ NLTS được nâng cao và ngày một lan tỏa.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng bộc lộ những tồn tại, bao gồm những bất cập trong công tác điều tra nguồn lợi, bảo vệ thủy sản đến những hạn chế trong hoạt động tái tạo, phục hồi nguồn lợi và hệ sinh thái, công tác thực thi pháp luật và truyền thông, trong đó dữ liệu về NLTS chưa được xác lập đầy đủ, đồng bộ để làm cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch, chính sách quản lý về thủy sản.

Từ thực tiễn hoạt động bảo vệ NLTS, các đại biểu có nhiều ý kiến chia sẻ, trong đó cho rằng, việc giao mặt nước cho cộng đồng mang lại hiệu quả tích cực, hỗ trợ đắc lực cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại NLTS, trong điều kiện lực lượng chức năng còn mỏng và, không phải có mặt mọi lúc, mọi nơi để có thể kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm.

Trong công tác thực thi pháp luật của lực lượng chức năng, một số đại biểu cho rằng, một mặt cần nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm ngư; mặt khác đẩy mạnh công tác tuyên truyền bởi ý thức người dân mới là vấn đề có tính chất cốt lõi. Mặt khác, hình thức và mức xử phạt chưa có tính răn đe, do đó cần sửa đổi nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Mặt khác, nghiên cứu cấm khai thác thủy sản vào mùa sinh sản.

Đối với các khu bảo tồn biển (KBTB), nơi ngoài giá trị về NLTS, còn mang những giá trị to lớn về đa dạng sinh học, cảnh quan,.. yêu cầu bảo vệ NLTS đòi hỏi sự nghiêm ngặt. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống KBTB trên cả nước chưa có mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động thống nhất; các quy định về quyền hạn chưa cụ thể dẫn đến KBTB khó khăn, lúng túng trong hoạt động và quan hệ công tác. Đến nay mới thiết lập 10/16 KBTB; chỉ có 0,18% diện tích vùng biển nằm trong KBT và khoảng 10% diện tịch trong KBT được bảo vệ nghiêm ngặt, so với tỷ lệ 0,24% và 30% như mục tiêu đặt ra đến năm 2015. Nhiều KBTB bị xâm hại hoặc đứng trước nguy cơ bị xâm hại, tác động tiêu cực từ những mục đích thực dụng về kinh tế. Trong khi đó tại Nhật Bản, toàn bộ các vùng biển, bao gồm cả vùng biển xa bờ, đều nằm trong các KBT, hoặc khu vực quyền khai thác, hoạt động theo mô hình đồng quản lý, trong đó cộng đồng dân cư có vai trò hạt nhân tích cực, chủ động. Không những NLTS mà hệ sinh thái, đa dạng sinh học và cảnh quan của các vùng biển đều được bảo vệ, khai thác hợp lý.

Báo Công luận
Ông Vũ Văn Tám- Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phát biểu. 
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp& PTNT Vũ Văn Tám, phát biểu, nhấn mạnh, sự xuất hiện của một số mô hình bảo vệ NLTS điển hình, trong đó có yếu tố đồng quản lý, hoạt động quản lý dựa vào cộng đồng. Và, Luật Thủy sản sắp được Quốc hội thông qua, lần đầu tiên đã xây dựng thiết chế này. Thách thức đang đặt ra hiện nay, ở chỗ, đang có sự mâu thuẫn giữa bảo vệ NLTS với phát triển du lịch và lợi ích khác, trong đó nhiều nơi hoạt động kinh tế lấn át mục tiêu bảo tồn, khiến môi trường biển ô nhiễm, hệ sinh thái và đa dạng sinh học suy giảm.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng lưu ý, EU vừa phạt thẻ vàng đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong đó có nguyên nhân khai thác bất hợp pháp; và đây là một cảnh báo, bài học đăt giá trong việc bảo vệ, khai thác thủy sản bất hợp lý. Yêu cầu đặt ra, các bộ, ngành trung ương cũng như các địa phương cần thực thi các biện pháp một cách nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt ngay từ bây giờ, để cho thấy một Việt Nam cầu thị, có sự điều chỉnh mạnh mẽ và thực chất.

Anh Huy

Tin khác

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp