Giải quyết vi phạm trật tự xây dựng: Chưa minh bạch và thiếu kiên quyết xử lý

Thứ năm, 05/12/2019 09:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Vi phạm trật tự xây dựng đang là vấn đề nhức nhối trên khắp cả nước, diễn biến ngày càng phức tạp, nhưng các cơ quan chức năng lại chưa có giải pháp để chấn chỉnh. Nhất là khi còn nhiều vi phạm tồn đọng, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm thì số công trình vi phạm mới vẫn liên tiếp xuất hiện.

Trước tình trạng này, tháng 3/2019, Sở Xây dựng Hà Nội đã công khai danh sách 43 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố còn tồn đọng, phát sinh từ năm 2015 đến năm 2016 như: Chung cư cao tầng 62 Nguyễn Huy Tưởng, Tòa HH01 và toà 04 - HH02 dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ, Dự án công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh và công trình hỗn hợp nhà ở - trung tâm thương mại CT5 Tân Triều, chung cư cao tầng Hòa Bình Green City… Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng tại nhà ở riêng lẻ của các hộ dân cũng xuất hiện tràn lan trên khắp các quận huyện thuộc địa bàn Hà Nội như: 8 công trình nhà ở riêng lẻ tại quận Hoàn Kiếm; công trình số 14 ngách 267/2 đường Hoàng Hoa Thám; số 823 đường Bạch Đằng; số 10 ngách 31/75 Xuân Diệu...

Dự án Hòa Bình GreenCity tại số 505 Minh Khai do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Dự án Hòa Bình GreenCity tại số 505 Minh Khai do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Còn tại TP.HCM, thống kê cho thấy mỗi năm có hàng ngàn công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch được phát hiện và xử lý. Nếu như năm 2017 có 2.856 công trình (bình quân 7,8 vụ sai phạm/ngày) thì đến năm 2018 có 2.419 công trình (6,6 vụ vi phạm/ngày). Trong 6 tháng đầu năm 2019, TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện 1.550 công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch. Như vậy bình quân 8,5 vụ vi phạm/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt vừa qua, dư luận vô cùng bức xúc trước việc 7 công trình xây dựng không phép trên diện tích hàng ngàn mét vuông của ông Lê Hữu Thành - Phó Chủ tịch thường trực HĐND quận Thủ Đức và nhiều người thân trong gia đình ngang nhiên tồn tại qua nhiều năm nhưng không hề bị xử lý…

Theo ý kiến từ các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm trật tự tràn lan từ nhiều năm qua tại một số công trình lớn là do các chủ đầu tư cố tình tránh né, chây ì, kéo dài thời gian thực hiện các kiến nghị xử lý dẫn đến việc xử lý sau thanh tra của các sở, ngành và UBND các cấp còn chậm. Nhất là các vi phạm là dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được bán, bàn giao cho người dân vào ở, tập trung lượng dân cư cao, khiến quá trình xử lý cần xem xét đến việc ổn định an ninh trật tự cũng như sinh hoạt của người dân. Mặt khác, hiện nay việc phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn còn hạn chế, dẫn đến việc xác định hành vi vi phạm và hướng xử lý còn chậm. TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm (nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, nguyên nhân còn do cơ quan quản lý Nhà nước thiếu năng lực, quyết liệt trong xử lý vi phạm. Mặt khác lại có tình trạng phân biệt đối xử, khi các chủ đầu tư lớn vi phạm lại xử lý theo hướng “nể nang”, nhưng với nhà ở riêng lẻ của người dân lại quá khắt khe, đã khiến việc xử lý bị chậm trễ, gây bức xúc trong dư luận. Bên cạnh đó, chất lượng quy hoạch còn chưa bám sát với yêu cầu định hướng thực tiễn, yêu cầu quản lý. Quy hoạch là tầm nhìn dài hạn nhưng chưa gắn kết với quy hoạch trọng điểm, trọng tâm dẫn tới thực trạng xây dựng tràn lan những công trình không phép, sai giấy phép xây dựng.

Dự án số 8B Lê Trực.

Dự án số 8B Lê Trực.

Còn theo ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, nguyên nhân còn đến từ những người thi hành công vụ, nhưng không làm tròn trách nhiệm, thiếu minh bạch trong việc xử lý khiến một số vi phạm không xử lý được triệt để như: 8B Lê Trực, Chung cư HH Linh Đàm… Trách nhiệm trực tiếp chính là các cơ quan quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng tại địa phương, từ cấp phường, xã đến quận, huyện và tỉnh, thành phố. Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài và tiếp diễn sẽ khiến niềm tin của người dân bị mài mòn. Để khắc phục tình trạng này, các cấp có thẩm quyền phải có thái độ kiên quyết trong việc quản lý, xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng. Các tỉnh, thành phố làm sai Bộ Xây dựng phải “thổi còi”, báo cáo Thủ tướng; quận, huyện làm sai tỉnh, thành phố phải xử lý; phường, xã làm sai quận, huyện phải xử lý. Đồng thời, Nhà nước cần tập trung nguồn nhân lực, kinh phí lập và duyệt quy hoạch phân khu. Nhất là quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị (hiện mới đạt chưa đến 40%) và công khai minh bạch tạo điều kiện quản lý và triển khai thực hiện, chống được cơ chế “xin - cho” trong cấp phép xây dựng. Ngoài ra, Thanh tra xây dựng các cấp cần tăng cường quản lý, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm. Thanh tra Bộ Xây dựng cần tập trung thanh tra, làm điểm tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để làm rõ trách nhiệm của các cấp cơ quan quản lý nhà nước từ thành phố xuống.

Việc chưa quyết liệt trong xử lý với các vi phạm về trật tự xây dựng sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như: gia tăng dân số, áp lực giao thông tăng cao, rác thải, ô nhiễm môi trường… Các cấp có thẩm quyền cần sớm có những biện pháp kiên quyết, đồng bộ để giải quyết triệt để các công trình sai quy hoạch để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm khác sẽ phát sinh.

Thế Anh

Tin khác

Lâm Đồng tạm ngừng thi công nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Lâm Đồng tạm ngừng thi công nhiều tuyến đường trong dịp lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày 24/4, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi cơ đơn vị chức năng triển khai biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường đang thi công trong dịp lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

Hà Tĩnh: Xe tải va chạm xe Camry, 4 người thương vong

(CLO) Va chạm giữa xe tải và xe Camry 5 chỗ trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khiến 1 người tử vong tại chỗ và 3 người bị thương nặng.

Giao thông
Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

Kon Tum: Dân tố đơn vị thi công lu đường làm nứt, hư hỏng nhà dân

(CLO) Nhiều hộ dân xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) cho rằng, quá trình lu đường, đơn vị thi công tuyến đường Phan Bội Châu đã làm nứt tường, hư hỏng nhà dân. Nhiều hộ dân đã kéo ra công trường ngăn cản đơn vị thi công, yêu cầu bồi thường và có biện pháp an toàn mới cho tiếp tục thi công.

Giao thông
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông