Giải trình chi tiêu công là “động lực” thúc đẩy kinh tế thị trường tại Việt Nam

Thứ năm, 30/07/2020 17:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu Việt Nam được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường thì sẽ có nhiều lợi thế về xuất nhập khẩu, tài chính… Do đó, giải trình chi tiêu công là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế thị trường.

Bài liên quan

Tại Toạ đàm Đối thoại về thể chế kinh tế thị trường Việt Nam do trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương tổ chức vào ngày hôm qua (29/7), bàn về kinh tế thị trường tại Việt Nam, TS Lê Đăng Doanh cho biết hiện có khoảng 90 nước công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường, nhưng Mỹ và EU vẫn chưa công nhận vì ta chưa đáp ứng theo các tiêu chí, tiêu chuẩn riêng của họ.

TS Lê Đăng Doanh phát biểu tại buổi Toạ đàm.

TS Lê Đăng Doanh phát biểu tại buổi Toạ đàm.

Theo đó, nếu Việt Nam được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường thì sẽ có nhiều lợi thế về xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ… Vì vậy  cần nỗ lực và kiên trì chuyển sang kinh tế thị trường và cải thiện chỉ số tự do kinh tế.

Để làm được điều này, trước hết phải làm tốt trách nhiệm giải trình, nhất là về chi tiêu công thì việc thúc đẩy kinh tế thị trường sẽ nằm trong tầm tay. Chẳng hạn câu chuyện có một huyện ở Thanh Hóa nợ tiền tiếp khách tới 50 tỷ đồng và không biết hiện nay đã được giải quyết thế nào? Đây là ví dụ về trách nhiệm giải trình.

Mặt khác, với tình hình dịch Covid-19 hiện nay, bên cạnh những tác động tiêu cực, thì đó cũng là một “động lực” thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế thị trường.

Phân tích sâu hơn về kinh tế thị trường tại Việt Nam, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, với Việt Nam, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có khác biệt với kinh tế thị trường hiện đại là vai trò của Nhà nước nhiều hơn, tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội.

Theo TS Cung, muốn đổi mới kinh tế trong giai đoạn đến năm 2030 ngoài việc tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ theo các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận. Cùng với đó là thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước với thị trường. Ngoài ra, cần giải pháp giúp thị trường hoạt động đầy đủ, không méo mó, không sai lệch.

Ở cấp độ kinh tế thị trường, rõ ràng, vai trò Nhà nước và vai trò thị trường không thể tách rời, không thể đối nghịch nhau mà phải bổ sung cho nhau. Như vậy, cần đánh giá cả trên yếu tố mức độ phát triển thị trường của nền kinh tế và cả hiệu lực Chính phủ. Nếu hai chỉ tiêu này đều tốt thì nền kinh tế thị trường của chúng ta được coi là nền kinh tế thị trường tốt.

Vì vậy, để chuyển sang kinh tế thị trường, trọng tâm nên đặt vào cải cách thể chế, hoàn thiện khung khổ pháp luật để thúc đẩy phát triển thị trường sản xuất. Thị trường này bao gồm vốn, đất đai, quyền sử dụng đất nông nghiệp, lao động, khoa học công nghệ và các tài sản nói chung.

Cùng với đó, đổi mới kinh tế trong giai đoạn đến năm 2030 là việc tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ theo các chuẩn mực được quốc tế thừa nhận,

Trong đó, trọng tâm là việc Nhà nước chủ động giảm bớt và thay đổi vai trò, vị trí và chức năng của mình, đồng thời thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; làm cho thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất hoạt động đầy đủ, không méo mó, không sai lệch và trở thành yếu tố quyết định trong phân bố nguồn lực xã hội.

Bàn về giải pháp, TS Cung cho rằng, Việt Nam cần xây dựng các công cụ để theo dõi sự phát triển của nền kinh tế thị trường, cần nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng cách thức tính toán, nguồn số liệu của từng chỉ tiêu, chỉ số.

Ngọc An

 

Tin khác

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

(CLO) Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua vào đã khiến nhiều người mua nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được các sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đến từ chủ đầu tư uy tín.

Bất động sản
Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày 22/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Chiều 19/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc đấu thầu vàng miếng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm