Giám đốc cảng biển lớn nhất Đức: “Đầu tư của Trung Quốc là chiến thắng lớn”
(CLO) Việc gã khổng lồ vận tải biển COSCO (Trung Quốc) đấu thầu mua cổ phần của một nhà khai thác container tại cảng Hamburg (Đức) là một chiến thắng lớn thay vì mối đe dọa, Axel Mattern, giám đốc điều hành cảng Hamburg nói.
Cảng Hamburg, cảng biển lớn nhất của Đức, được coi là cửa ngõ trọng điểm với thế giới. Nhưng trên hết, đây là cửa ngõ cho Trung Quốc, khách hàng tiềm năng nhất của cảng. Chỉ trong nửa đầu năm 2022, ước tính có hơn 1,3 triệu container từ Trung Quốc đến đây.
Trong khi đó, việc Đức phụ thuộc quá nhiều vào khí đốt của Nga đã được chứng minh là một điểm yếu sau khi Nga tấn công Ukraine. Nhận thức này đã khiến Chính phủ nước này phải xem xét khi “qua lại” với Trung Quốc - hiện tuyên bố có mối quan hệ khăng khít với Nga.

Cảng Hamburg - cửa ngõ giao thương của thế giới. Ảnh: Sưu tầm.
Rõ ràng, khoảng một phần ba lượng hàng hóa được xếp dỡ tại Cảng Hamburg đến từ và đi đến Trung Quốc. Đối với Đức, việc kinh doanh với Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng, là đối tác trong một lịch sử lâu đời, ông Axel Mattern chia sẻ.
Ông nói: “Giá thầu là một quyết định kinh doanh thuần túy, một quyết định rất bình thường không chỉ ở Đức mà còn ở các nước châu Âu khác.
Kể từ tháng 9/2021, công ty hậu cần của một nhà khai thác cảng ở Hamburg (HHLA) đã đồng ý bán 35% cổ phần tại cảng Tollerort của Hamburg cho công ty vận tải lớn của Trung Quốc COSCO Shipping Ports Limited (CSPL).
Angela Titzrath, chủ tịch ban điều hành HHLA cho rằng: qua nhiều năm nỗ lực, cảng Container Tollerort Terminal (CTT) đã trở thành điểm đến chính cho các tàu của Cosco Shipping (Trung Quốc). HHLA và Cosco Shipping Ports đều chung mục đích phát triển Cảng Container Tollerort, tăng cường kết nối logistics giữa Trung Quốc và cảng Hamburg (Đức).
Gần đây, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết ông có khuynh hướng không cho phép hai bên liên quan ký kết thỏa thuận này, lập luận rằng sẽ trao cho Trung Quốc cổ phần trong cơ sở hạ tầng quan trọng của Đức.
“Chúng tôi muốn kinh doanh, không phải chính trị,” CEO điều hành cảng Hamburg giải thích: “kế hoạch chiến lược và cổ phần cảng của chính phủ là những thứ hoàn toàn khác nhau”.
Bên cạnh đó, ông cũng cảnh báo rằng việc từ chối lời đề nghị của Trung Quốc sẽ là một thảm họa không chỉ cho cảng mà còn cho cả nền kinh tế của Đức.
Cho đến nay, nền kinh tế “đầu tàu” của châu Âu đã có quan hệ tốt với phía Trung Quốc về thương mại, vận tải và hậu cần, việc mua bán cổ phần sẽ càng giúp hai bên hiểu và học hỏi lẫn nhau hơn”, ông Mattern nói.
Ông nhớ lại, thương mại và vận tải là những công việc kinh doanh rất phức tạp. Tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức, đều là một phần của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, hợp tác hậu cần giữa Hamburg và Trung Quốc là rất quan trọng, không chỉ đối với hai quốc gia mà còn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lê Na (Theo HSNW)