Giảm thuế VAT là cần thiết, nhưng doanh nghiệp vẫn muốn giảm nhiều hơn

Thứ tư, 18/10/2023 17:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các ý kiến đều đồng tình với phương án của Bộ Tài chính trong việc tiếp tục giảm thuế VAT, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chờ đợi một số khoản thuế, phí khác tiếp tục giảm, miễn trong năm 2024.

Thị trường nội địa sẽ là "bệ phóng" của nền kinh tế

Trước những diễn biến khó lường từ thế giới, từ quý IV/2022 cho tới nay, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam có xu hướng chững lại. Một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như điện tử, điện thoại, dệt may, giày dép,... có xu hướng giảm mạnh.

Điều này dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp đã phải giảm quy mô sản xuất, tạm ngừng một số dây chuyền, thậm chí có doanh nghiệp dừng hẳn sản xuất.

giam thue vat la can thiet nhung doanh nghiep van muon giam nhieu hon hinh 1

Thị trường nội địa sẽ là "bệ phóng" của nền kinh tế. (Ảnh: VMA)

Một số doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc, đảm bảo tiền lương cơ bản chờ khi có đơn hàng thì tiếp tục đi làm; thu nhập giảm phần nào ảnh hưởng đến đời sống người lao động trong doanh nghiệp.

Trên thực tế, số doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc tạm thời ra khỏi thị trường tăng đến 19,9% so với 9 tháng đầu năm 2022. Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu giảm 13,8%.

Trước thực tế này, nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh xuất nhập khẩu gặp khó, thì thị trường trong nước sẽ là “bệ đỡ” cho sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ này, các chuyên gia khuyến nghị cơ quan quản lý Nhà nước xem xét giảm sâu hơn thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) để kích cầu thị trường.

Đơn cử, trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

WB phân tích: Khi hoạt động xuất khẩu giảm sút thì việc tăng tổng cầu tiêu dùng trong nước sẽ là biện pháp quan trọng giúp tiêu thụ hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất và hỗ trợ phục hồi tăng trưởng. 

“Do vậy, cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính để thúc đẩy tổng cầu tiêu dùng trong nước”, WB nhấn mạnh.

Giảm thuế VAT là cần thiết

Vừa qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án tiếp tục giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% trong 6 tháng đầu năm 2024. Đề xuất này đã được Chính phủ xem xét và chờ đợi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Liên quan về vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng, trước đó, để hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu thị trường, Quốc hội đã nhiều lần đồng ý giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%. Việc giảm khoản thuế này cùng với các giải pháp thuế, phí, lệ phí khác đang tạo điều kiện rất lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng khả năng kích cầu.

Đơn cử, trong 3 tháng thực hiện, từ tháng 7 đến tháng 9/2023, việc giảm thuế VAT đã hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 11,7 nghìn tỷ đồng, đã góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

giam thue vat la can thiet nhung doanh nghiep van muon giam nhieu hon hinh 2

Các ý kiến đều đồng tình với phương án của Bộ Tài chính trong việc tiếp tục giảm thuế VAT. (Ảnh: DM)

Do đó, để kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội khó khăn như trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính cho rằng, việc tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 là điều cần thiết.

Dù vậy, việc thực hiện chính sách giảm thuế GTGT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 dự kiến sẽ giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,175 nghìn tỷ/tháng, trong đó, giảm thu khâu nội địa là 2.700 tỷ đồng; giảm thu khâu nhập khẩu khoảng 1.475 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, số liệu trên được tính trên cơ sở dự kiến số giảm thu NSNN ở khâu nội địa trong 6 tháng cuối năm 2023, bình quân mỗi tháng là khoảng 2.550 tỷ đồng, giả định tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%, tốc độ tăng trưởng thu NSNN năm 2024 khoảng 5-7%.

Để khắc phục và bù đắp các tác động đến thu NSNN trong ngắn hạn cũng như đảm bảo sự chủ động trong điều hành dự toán NSNN, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các Luật thuế.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; đồng thời quyết liệt công tác quản lý thu NSNN, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Kiến nghị giảm thêm một số khoản thuế, phí khác

Hầu hết các ý kiến đều đồng tình với phương án của Bộ Tài chính trong việc tiếp tục giảm thuế VAT, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chờ đợi một số khoản thuế, phí khác tiếp tục giảm, miễn trong năm 2024.

Theo lãnh đạo của Hiệp hội vừa và nhỏ thành phố Hà Nội, qua khảo sát, phần lớn các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, trong đó các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, Thành phố tiếp tục có các giải pháp tập trung miễn giảm thêm 1 số loại thuế, phí khác.

Hiệp hội mong muốn miễn, giảm tiền thuê đất năm 2023 để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có giá cho thuê ưu đãi đối với các doanh nghiệp làng nghề để thu hút các doanh nghiệp này sản xuất tại các cụm công nghiệp. 

Đồng thời, doanh nghiệp đề nghị tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2023 và các năm tiếp theo để duy trì hoạt động kinh doanh. 

Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Chính phủ ban hành chính sách có tính chất dài hơi để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm các chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước, hình thành các chuỗi liên kết Việt, đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Thái Bình lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức họp Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Nguyên Xá thuộc huyện Vũ Thư; cụm công nghiệp Đô Lương (phần mở rộng) thuộc huyện Đông Hưng.

Kinh tế vĩ mô
Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

Dân số triệu phú của Trung Quốc tăng trưởng 'kịch tính' trong 10 năm qua, vượt xa Hoa Kỳ

(CLO) Theo báo cáo mới nhất từ công ty tư vấn đầu tư và di cư New World Wealth Henley & Partners, số lượng người siêu giàu trên thế giới đã mở rộng đáng kể trong 10 năm qua, dẫn đầu là Trung Quốc.

Kinh tế vĩ mô
Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

Italy vẫn là thiên đường dành cho người giàu châu Âu

(CLO) Những người nộp thuế giàu có ở Anh và Pháp vẫn muốn chuyển đến Italy mặc dù quốc gia này gần đây đã quyết định tăng gấp đôi mức thuế suất cố định đối với thu nhập của những người nước ngoài giàu có lên 200.000 euro/năm.

Kinh tế vĩ mô
Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

Các quốc gia EU chỉ trích IMF vì tiếp tục làm việc tại Nga

(CLO) Một số quốc gia EU đã phản đối Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về quyết định nối lại các chuyến đi tới Nga, Politico đưa tin, trích dẫn một lá thư mà các quốc gia này được cho là đã viết cho giám đốc quỹ Kristalina Georgieva.

Kinh tế vĩ mô
Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

Ước tính thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng

(CLO) Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 diễn ra vào sáng 15/9, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo về tình hình thiệt hại và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả mưa bão, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Kinh tế vĩ mô