Gian lận bằng cấp ở Đại học Đông Đô: Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc!

Thứ sáu, 27/11/2020 11:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, việc quá xem trọng bằng cấp đã tạo đất sống cho nạn bằng giả, bằng kém chất lượng.

Câu chuyện sai phạm trong đào tạo, cấp bằng tại trường Đại học Đông Đô gây chấn động dư luận khi có hàng nghìn người tham gia học tập, trong đó có  hơn 600 người đã được cấp bằng. Thậm chí không tham gia học cũng được cấp bằng.

Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao có lượng lớn nhu cầu người dùng bằng giả, bằng kém chất lượng như vậy. Thậm chí, dùng bằng giả để đi bảo vệ luận án tiến sĩ mà vẫn không bị phát hiện. Không lẽ, nơi đào tạo tiến sĩ không thể biết được kiến thức thật của người học hay cố tình cho qua.

Ông Lê Như Tiến cho rằng, việc coi trọng bằng cấp mà không coi trọng thực tài nên mới sinh ra nạn bằng giả, bằng thật kiến thức giả (ảnh TL).

Ông Lê Như Tiến cho rằng, việc coi trọng bằng cấp mà không coi trọng thực tài nên mới sinh ra nạn bằng giả, bằng thật kiến thức giả (ảnh TL).

Trước vấn nạn này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc quá tôn trọng bằng cấp nên người ta sẽ dùng bằng giả, ngay cả tiến sĩ, thạc sĩ, đại học cũng bằng giả để đối phó.

Vụ việc ở Trường ĐH Đông Đô là tiếng chuông cảnh báo của nền giáo dục Việt Nam và công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm quá coi trọng bằng cấp. Việc làm giả hết hồ sơ để có hồ sơ đẹp, phù hợp với cơ quan tuyển dụng, hoặc đề bạt, bổ nhiệm.

Ông Lê Như Tiến cho rằng, nguyên tắc bất kỳ ai sử dụng bằng giả, bằng không theo đúng quy định của nhà nước thì đó là sai phạm.

Việc bằng không đúng chuẩn mực dù đó là ngoại ngữ hay tin học, hành chính, cao cấp thì đều là sai phạm nên cần phải hủy. Tất cả các loại bằng không đúng với chuẩn quốc gia, quốc tế dùng bằng đó thăng tiến là sai phạm.

Hiện nay, có nhiều gương xấu không đi học vẫn có bằng và người ta gọi là bằng thật nhưng kiến thức giả. Có người không đi học, mua bằng thì đó là bằng giả, kiến thức giả. Vụ việc ở trường ĐH Đông Đô là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cơ sở giáo dục đào tạo về việc cấp bằng vô tội vạ, không có trách nhiệm đối với xã hội.

Những người có bằng này là dùng để thăng tiến chứ không phải dùng bằng để ứng dụng trong hoạt động, trong lĩnh vực của mình tạo nên sự phát triển hay hiệu quả công việc.

“Tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như Bộ Nội vụ, Ban tổ chức Trung ương rà soát lại những bằng như thế, xem xét quy trình thăng tiến của họ có đúng không. Nước ta cũng phải áp dụng phương pháp các nước tiên tiến phỏng vấn để biết được kiến thức thật. Ngoại ngữ thì phỏng vấn biết ngay là bằng giả hay thật điều này không có gì khó.

Các nước trên thế giới tuyển dụng chủ yếu thông qua con đường phỏng vấn, còn nước ta lại chủ yếu bằng con đường xem hồ sơ. Điều đó không tìm được người tài. Việc tôn trọng bằng cấp người ta sẽ dùng bằng giả hết” - ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội, trong vấn đề tuyển dụng, sử dụng người làm việc trong nhà nước nên chuyển hướng từ chỗ trọng bằng cấp thành trọng kiến thức thực tế, xử lý bằng công việc thực tế, tạo nên hiệu quả công việc.

Việc trường ĐH Đông Đô cấp bằng không đạt tiêu chí, rồi bằng giả thì phải xử lý ngay. Cơ quan điều tra, thanh tra giáo dục, Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc, không để lan tràn như thế.

Trinh Phúc

Tin khác

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục