(CLO) Làng Sáng- Ngôi làng đặc biệt khó khăn nằm sâu trong trong vùng lõi của núi rừng Tà Xùa ( Bắc Yên, Sơn La), không điện thắp sáng, không sóng điện thoại… và chặng đường 28km đi bộ đường rừng là hành trình tới trường đầy khó khăn của các em.
Quanh quẩn bên tuổi thơ của các em là củ khoai cắn dở, bùn đất và sự cơ cực, là những ngày lội suối, băng rừng để tới trường. Sâu thẳm trong những đôi mắt ấy là một thứ ánh sáng diệu kỳ, là niềm tin vào ngày mai tươi đẹp hơn phía sau cánh cổng trường.
Thách thức của núi rừng
10h30p trưa thứ 7, tiếng trống trường TH & THCS Háng Đồng báo hết giờ vang lên, cũng là lúc học sinh làng Sáng nhanh chóng thu dọn trở về nhà sau 1 tuần học nội trú.
Rảo bước thật nhanh cùng các em giữa cái nắng oi ả ban trưa và rồi những gì trước mắt khiến ai nhìn thấy không khỏi hãi hùng, những con đường cao, sâu hun hút, thẳng đứng,... được bao phủ bởi rừng cây rậm rạp, thoạt nhìn như một mê cung không lối thoát.
Men theo cánh rừng già cùng những thân cây cao ngút, hai bên đường một bên là núi đá, bên kia là vực sâu thăm thẳm không thấy đáy, quãng đường gồ ghề, đầy rẫy đá dăm, đoạn lại bùn lầy, và rất nhiều con suối chảy xiết cắt ngang đường. Chiều rộng chỉ đủ cho 1 người và 1 xe máy đi qua, con đường nguy hiểm tới độ những người lão luyện ở đây cũng phải mất hơn 2 tiếng đi xe máy mới có thể vượt qua.
Không dừng lại ở đó, trong rừng với môi trường ẩm thấp, các em thường xuyên bắt gặp những loài rắn độc nguy hiểm chết người, mỗi lần như vậy các em chỉ có thể chạy vụt nhanh qua.
Lấy nước suối để uống, lấy giọng hát làm niềm vui để băng qua những cánh rừng già, những hôm trời mưa gió, quãng đường sẽ xa gấp đôi bởi bùn đất trên núi lở xuống và các em sẽ không thể đi đường mòn mà phải tiếp tục băng rừng. 28km, 5 tiếng rưỡi đồng hồ cùng những cung đường và đồi núi hiểm trở chính là thách thức mà những đứa trẻ phải vượt qua trong chính hành trình tìm kiếm tri thức của mình.
Vừa đi vừa cười, em Mùa Thị Sua (lớp 6 TH & THCS Háng Đồng) tâm sự: “Đi học thì con mới có ăn, còn ở nhà thì không có gì ăn…”, câu nói hồn nhiên của một đứa trẻ lớp 6 lại có gì đó chua xót ngậm ngùi. Chỉ mới 11 tuổi, cái tuổi của sự ngây thơ, hồn nhiên và tận hưởng niềm vui cuộc sống thì một cô bé này lại đang phải trăn trở làm thế nào để hôm nay có một cái bụng no. Trên gương mặt các em hiện rõ khao khát mãnh liệt về tương lai tươi sáng hơn phía trước. Trò chuyện về ước mơ của mình, Thào A Hờ Lớp 7 trường TH&THCS Háng Đồng cười nói: “ con muốn được học đại học, muốn làm thầy giáo, để được đi dạy giống các thầy của con”. Thấu hiểu được hoàn cảnh sống, các em đều đặt cho mình những mục tiêu để phấn đấu.
Hơn 4h chiều, bản làng sáng dần xuất hiện sau tán cây rậm rạp, những đứa trẻ đã thấm mệt sau 1 quãng đường đi bộ xa xôi nhanh chóng rảo bước về tới nhà để phụ giúp bố mẹ và chuẩn bị đồ đạc cho ngày hôm sau lại lên đường tới trường.
Khắc khoải dáng hình trẻ em vùng cao
Với các em ở làng Sáng, khó khăn không chỉ dừng lại ở những quãng đường mà nó còn là sự thiếu thốn trăm bề. Mỗi gia đình ở đây đều đông con, các em nhỏ chỉ cách nhau từ 2-3 tuổi bởi vậy với điều kiện kinh tế có hạn nên việc học tập của các em cũng bị hạn chế. Xót xa hơn khi bắt gặp cảnh những em bé vài tháng tuổi ngủ ngon trên đôi vai gầy gò của anh chị cùng đi làm rẫy hay hình ảnh những đôi chân trần, bàn tay trầy xước bấu víu những bó củi to gấp 2 lần cơ thể được buộc sau lưng.
Cũng bởi lao động vất vả từ nhỏ nên các em ở đây dáng vóc nhỏ con hơn so với tuổi. Cái ăn cái mặc còn thiếu thì nơi vui chơi giải trí cho các em bé vùng cao lại càng là điều xa xỉ. Không có công viên giải trí, đối với các em bé vùng cao, khi phụ giúp việc cho bố mẹ ngoài ruộng rẫy cũng là những lúc vui đùa. Tuổi thơ những đứa trẻ vùng cao bị "đánh cắp" bởi nỗi vất vả, nhọc nhằn và hơn nữa là cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình, cùng với đó là các hệ lụy bỏ học, lấy vợ lấy chồng sớm…
Chị Hờ Thị Say làng Sáng ngậm ngùi chia sẻ “Cũng vì quá đông con và khó khăn nên con gái đầu học đến lớp 8 thì nghỉ học đi lấy chồng, hiện chỉ có con trai là đi học còn hai chị nữa ở nhà phụ mẹ làm rẫy…”. Buổi tối trong thứ ánh sáng mờ nhạt, các em ngồi ôn bài, nắn nót từng con chữ. Trong không gian chưa đến 30m vuông với nền đất ẩm thấp, sơ sài, là nơi sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ của 5-7 người, giường ngủ chính là bàn học, là bàn ăn,... Kệ sách được làm từ một miếng gỗ đơn sơ được treo lơ lửng đầu giường, góc học tập thiếu sáng, với những quyển sách giáo khoa đã cũ bởi mua lại và được truyền từ đời anh chị sang đời các em.
Ngày nghỉ càng bận rộn hơn, trẻ em ngay từ cấp 1 đã phải theo gia đình lên rẫy lên nương để nhổ cỏ, hái quả hay chăn trâu. Những em nhỏ hơn thì tự chơi một mình trong căn nhà khóa trái. Ký ức của các em gắn liền với những triền đồi, ngọn núi cao, những con dốc cheo leo, sân chơi của các em là những lần lên rẫy không biết mệt và những bữa cơm không no bụng.
Cuộc sống làm kinh tế trồng các cây nông, lâm nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, với hình thức tự cung tự cấp, hoàn cảnh gia đình các em nhỏ trên làng Sáng tách biệt hoàn toàn với trung tâm xã, huyện. Tuy điều kiện vật chất khó khăn là thế, nhưng trẻ em làng Sáng đi học luôn đầy đủ và yêu thích việc đến trường và là nơi có tỉ lệ trẻ em nghỉ học thấp nhất.
Ngày mai
Cuộc sống quá khó khăn, nên giấc mơ của những đứa trẻ vùng cao cũng trở nên giản dị, mộc mạc hơn bao giờ hết.
Khi được hỏi về ước mơ của mình thì câu trả lời của các em là: "Con ước có áo ấm cho mùa đông này!", "Con ước được ăn cơm, không ăn bắp và khoai nữa!", "Con ước mơ được đi học đại học!", "Con ước có ánh sáng, con sợ bóng tối!"…Những ước mơ tưởng chừng giản dị mà sao xa vời với trẻ em vùng cao quá. Với Thào A Hờ niềm vui của em là sau những giờ học có thể dạy được con chữ cho bố mẹ và em gái ở nhà.
Trên tất cả, điều trân quý nhất là dù thiếu thốn về mọi mặt nhưng tại vùng núi này, lớp học vẫn được duy trì đầy nhẫn nại và tận tụy ngày đêm.
Để trẻ em vùng cao không còn phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, luôn là bài toán của các cơ quan chức năng, của toàn xã hội.
Bước qua năm thứ 9 công tác ở điểm trường tiểu học Háng Đồng khối 1 đến 3, thầy Nguyễn Anh Tuấn kể rằng, cơ sở vật chất của trường ngày càng cải thiện, đầy đủ hơn. Nếu như cách đây 8 năm, thời điểm thầy Tuấn vừa mới nhận công tác, con đường từ xã vào trường hoàn toàn là con đường đất, các thầy cô đều phải đi bộ. Thì hiện tại, một số đoạn đường đã được rải bê tông, công tác "gieo chữ" cũng phần nào bớt khó khăn. Lớp học tại trường giờ cũng có nhà lắp ghép, các em học sinh đỡ lo lắng về những ngày mưa lớn hay mùa đông thời tiết lạnh lẽo.
Để con đường tới trường của học sinh bớt gian nan, Nhà nước, cùng chính quyền xã Háng Đồng đã xây dựng nhiều điểm trường biệt lập để rút ngắn quãng đường tới trường của các em học sinh. Cụ thể, có một điểm trưởng trên bản Sáng từ lớp 1-3 và 1 điểm trường tại trung tâm xã Háng Đồng dạy từ lớp 4 - lớp 9.
Cuộc sống vẫn còn quá nhiều những mảnh đời bất hạnh vẫn còn quá nhiều số phận cần được sẻ chia. Và ở đó những đứa trẻ, chúng vui với những thứ hạnh phúc giản dị của mình, chúng sống để mơ ước một mẩu bánh mì thôi... xin hãy đem đến cho chúng khi có thể!
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.