(NB&CL) Xu hướng giáo dục ở bậc phổ thông là bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, không phân biệt đầu vào. Tuy nhiên, ở nước ta việc phân biệt đầu vào còn rất nặng nề, mà điển hình là phát triển mạnh hệ thống trường chuyên, lớp chọn.
Tất cả mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng trong giáo dục
Đối với giáo dục phổ thông, vấn đề bình đẳng trong tiếp cận giáo dục là một xu thế tiến bộ của nhân loại. Xu hướng này bắt nguồn từ nguyên lý, “giáo dục cho mọi người” hay quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ở nước ta, nhiều năm qua giáo dục đã có những bước tiến mới, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều vấn đề đi trái ngược với xu hướng của nhân loại.
Tình trạng trường điểm, trường chuyên, lớp chọn, tuyển sinh đầu vào hà khắc đã tạo nên sự bất bình đẳng lớn trong tiếp cận giáo dục giữa các em học sinh. Vấn đề bất bình đẳng này đã được nhiều chuyên gia đặt ra, đơn cử như Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành từng cho rằng, mô hình trường THPT chuyên Hà Nội - Amterdam là bất bình đẳng và kêu gọi xóa bỏ mô hình trường này thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá cho tư nhân để biến nó thành một trường tư.
Cũng liên quan đến sự bình đẳng trong tiếp cận giáo dục phổ thông, mới đây, tại Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng một nguyên lý rất quan trọng mà Việt Nam đã nói rồi nhưng chưa làm mà tới đây phải đổi mới kịch liệt, kiên trì, đổi mới bắt đầu từ nhận thức trong ngành giáo dục đó là đã giáo dục phổ thông thì bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào.
Theo Phó Thủ tướng, ở nước ta đầu cấp là thi đầu vào kịch liệt, đề cao trường chuyên, lớp chọn là đi ngược với thế giới. Đây là vấn đề đã từng nói rồi, nhưng mấy năm qua chưa tập trung làm được. Hiện, Hà Nội chỉ có Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng là không lựa chọn đầu vào, còn lại các trường khác đều thi tuyển đầu vào.
Bàn luận về xu hướng giáo dục mới và sự lỗi thời của mô hình các trường chuyên, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Hoàng Hữu Niềm - Hiệu trưởng Trường THPT Kinh Đô, Hà Nội cho rằng, giáo dục phổ thông cần thiết đi theo xu hướng bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Tránh việc nơi đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nơi đầu tư nhỏ giọt.
Không nên phát triển trường chuyên, lớp chọn vì không chỉ bất bình đẳng trong đầu tư mà đi ngược lại với nhiều nguyên lý giáo dục “học thầy không tày học bạn”. Khi tất cả học sinh giỏi được chọn vào một trường, một lớp, còn lại những học sinh yếu kém tập trung lại với nhau thì làm sao có môi trường tốt cho các em đó phát triển. Do đó, không nên phát triển trường chuyên, lớp chọn một cách tràn lan.
“Bỏ trường chuyên nhưng phải có trường năng khiếu. Điều này là phù hợp vì cần có các trường năng khiếu về thể thao, âm nhạc, toán học dành cho những em có tố chất vượt trội. Trong những lĩnh vực mang tính đặc thù không có trường năng khiếu sẽ không phát triển được. Không có môi trường tốt thì sẽ thui chột tài năng. Còn hiện nay đang lạm dụng trường chuyên, lớp chọn tạo nên sự bất bình đẳng rất rõ rệt. Điều này cần thiết được loại trừ” - thầy Niềm nêu quan điểm.
Cũng theo thầy Niềm, muốn không xét tuyển đầu vào thì cần thiết phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển. Nhà nước có chính sách hỗ trợ để học phí trường tư thấp, học sinh được dễ dàng tiếp cận thì sẽ không tạo áp lực lên các trường công.
Cũng liên quan đến vấn đề này, thầy Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho rằng, giáo dục bình đẳng xuất phát từ mấy lý do thứ nhất là quan niệm “giáo dục cho mọi người”. Tất cả mọi người đều được hưởng quyền bình đẳng trong giáo dục. Không phân biệt trường chất lượng cao, trường này, trường kia mà thực ra trường nào cũng phải có chất lượng. Còn việc Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho một số trường đặc biệt nhưng các trường khác không có điều kiện như vậy là không đúng.
Bình đẳng chứ không phải cào bằng
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, giáo dục giữa học sinh này với học sinh khác là không phân biệt trong đầu tư. Các em phải được cùng bình đẳng và giúp nhau cùng phát triển chứ không phải chỉ tuyển một số người có năng lực vượt trội rồi ưu tiên đầu tư. Xu hướng thế giới là Nhà nước tạo ra điều kiện cho các trường như nhau.
Tức là Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, con người như nhau. Từ đó, mỗi trường có một cách phát triển riêng mà không phải cầm chân nhau phát triển hàng ngang. Mô hình trường không chọn lọc đầu vào là mang tính chất nhân văn và ở đẳng cấp cao. Chứ không phải ai có tiền thì học chỗ sang, chỗ tốt, còn không có tiền thì không được hưởng những tiến bộ đó.
Thầy Nguyễn Tùng Lâm lập luận, hiện trường chuyên, lớp chọn ở các nước không phát triển như nước ta. Bởi, họ quan niệm học sinh nào cũng như nhau. Em nào có nỗ lực, năng khiếu thì sẽ được tạo điều kiện để phát triển. Ví dụ như ở Mỹ, để tuyển chọn thi quốc tế họ không xây dựng thành trường, lớp để ôn luyện, mà học sinh nào có khả năng thì đăng ký ghi tên vào thi. Trong khi ở Việt Nam, hệ thống trường chuyên tràn lan, đào tạo hàng trăm nghìn học sinh. Tất cả các trường đều học lệch, chỉ tập trung vào học thi còn tất cả các môn khác bỏ qua nên không đảm bảo yếu tố phổ thông. “Giáo dục như vậy là phát triển chạy theo thành tích, hơn thua mà không xuất phát từ nhu cầu phát triển bản thân của mỗi học sinh. Giáo dục là phải để cho mỗi người tự phát triển bản thân” - thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Có thể hiểu, để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng là một thách thức lớn vì đó là một nền giáo dục ở đẳng cấp cao. Không phải biến trường chất lượng thành các trường bình thường như nhau mà phải nâng các trường bình thường trở thành các trường chất lượng.
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, việc xây dựng môi trường giáo dục bình đẳng sẽ còn nhiều thách thức. Trước hết, người dân phải nhận thức được làm sao tạo điều kiện cho con mình phát triển. Bản thân học sinh phải ý thức được không chỉ trường chuyên, lớp chọn mới cố gắng mà trường khác cũng phải cố gắng.
Thách thức khó nhất là xây dựng đội ngũ giáo viên. Giáo viên hiện nay vẫn dạy theo kiểu quyền uy thích chọn những học sinh ngoan, dễ bảo còn những học sinh cá tính, cá biệt tìm cách đẩy đi, hay ép buộc. Các nhà giáo phải thấy được sứ mệnh của mình là giáo dục học sinh. Em nào cũng đều được tạo điều kiện để phát triển chứ không chỉ chọn những em giỏi, ngoan. Nhà giáo phải có quan điểm giáo dục, phải có năng lực sư phạm mới đảm bảo được nhiệm vụ giáo dục. Hiện các giáo viên quen dạy kiểu chọn lọc học sinh thì nay phải được đào tạo, huấn luyện một cách đầy đủ. Ngoài ra cần trả lương giáo viên thỏa đáng, không để giáo viên sống lay lắt, sống không được bằng sức lao động của mình. Đầu tư sự nghiệp giáo dục ngoài đầu tư cơ sở vật chất trường lớp thì phải đầu tư vào các ông thầy.
Thêm nữa, muốn không tuyển chọn đầu vào thì trong xây dựng các chính sách giáo dục cần tạo sự bình đẳng giữa trường công và trường tư. Học sinh học ở trường tư cũng được hưởng các chế độ như trường công. Đội ngũ nhà giáo cũng vậy, được quyền như các giáo viên trường công. Khi đó, học sinh mới không đổ xô thi tuyển vào các trường công.
Cuối cùng thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh: “Để có một nền giáo dục bình đẳng không thể một sớm, một chiều. Đây là một sự nghiệp lâu dài. Vì thế cần sự điều chỉnh dần dần cho phù hợp với thực tiễn. Cứ để phát triển tự do, không đúng với xu hướng phát triển là không được. Trong khi nếu xếp hàng chờ nhau cũng không được. Nhưng đầu tư theo kiểu mấy trăm tỷ đồng cho một ngôi trường nhưng trường khác không được đầu tư đúng mức thì cũng không xong”.
Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy để xây dựng một nền giáo dục bình đẳng cần sự đầu tư và chuẩn bị lâu dài về con người, cơ sở vật chất. Không thể một sớm, một chiều mới thành công. Tuy nhiên, cần thiết phải có chiến lược cụ thể, không để phát triển tự do tràn lan đi ngược lại với xu thế thế giới như phát triển mô hình trường chuyên, lớp chọn hiện nay.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.