(NB&CL) Giáo dục trực tuyến (GDTT) đã có từ lâu, nhưng phải đến gần đây khi học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19 thì loại hình giáo dục này mới được nhiều phụ huynh, học sinh biết đến. Có thể nói, GDTT đang được coi là giải pháp hữu hiệu giúp học sinh không bị gián đoạn việc tiếp thu kiến thức.
Tuy nhiên, hiện nay GDTT vẫn chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ cho học sinh, vẫn chưa có hướng dẫn để được công nhận chính thức như học trực tiếp.
Mới ở mức sơ khai
Có mặt tại trường Tiểu học & THCS Everest, trong khi nhiều trường đang ngừng hoạt động thì tại đây, học sinh vẫn hằng ngày vẫn được ôn tập, chỉ khác là bằng hình thức học trực tuyến. Theo ông Nghiêm Nhật Anh - Giám đốc vận hành của trường - thì các học sinh có thể tiếp cận được phương pháp trực tuyến, giáo viên sẽ soạn phiếu bài tập và gửi về nhà cho học sinh, hoặc sẽ sử dụng hệ thống trực tuyến riêng của trường để giao và nhận bài. Đây có thể nói là phương thức đang được khá nhiều trường áp dụng, nhằm giúp học sinh không bị gián đoạn việc tiếp thu kiến thức qua kỳ nghỉ dài do dịch Covid-19.
Việc một số trường đang áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến đang được nhiều phụ huynh ủng hộ, và được coi là phương án khả quan nhất tính tới thời điểm hiện tại. Chị Giang Thị Thu Hương (chung cư B14 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có con trai lớn đang học tại một trường công lập trên địa bàn. Dù được nghỉ học, nhưng hằng ngày các giáo viên tại trường vẫn gửi các bài tập để học sinh làm tại nhà thông qua Email, Facebook, Zalo hoặc một số nền tảng khác. Còn với hình thức GDTT thì vì là trường công lập nên chưa áp dụng và chưa đủ điều kiện để thực hiện các chương trình học trực tuyến cho học sinh. Tuy vậy, đã có nhiều trường trên địa bàn Hà Nội áp dụng phương thức học trực tuyến như: THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, Tiểu học & THCS Everest, trường THCS Thái Thịnh, tiểu học Lý Thái Tổ… Hầu hết các trường đã nhanh chóng có những chương trình giảng dạy trực tuyến, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài tập cho học sinh, song vẫn chỉ theo hướng… mạnh ai nấy làm, tùy vào khả năng và điều kiện mỗi nơi. Các chuyên gia cho rằng đây mới chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài, chứ chưa thể coi đây là phương thức dạy học trực tuyến đúng nghĩa và chỉ có thể coi là giải pháp tình thế.
Ông Đặng Quang Hùng - Phó Tổng Giám đốc hệ thống học trực tuyến Học Mãi cho biết, học trực tuyến có nhiều mức độ khác nhau, thấp nhất là việc sử dụng hạ tầng công nghệ để lưu trữ, truyền tải kiến thức. Tiếp đến là tạo ra môi trường cho phép tổ chức các hoạt động học trên đó như: qua các lớp học ảo, giáo viên có thể tương tác với học sinh… Để có hệ thống học trực truyến, cần xây dựng hệ sinh thái mà có thể quản lý được quá trình học tập của học sinh, kiểm tra, đánh giá và đưa ra những hỗ trợ nhằm thúc đẩy việc học… Mặt khác, việc tổ chức giảng dạy trực tuyến phải có một kịch bản dựa trên những người có chuyên môn, kinh nghiệm chứ không phải đơn thuần là quay lại bài giảng trên bảng. Điều này sẽ bỏ qua phần tương tác với học sinh, lấy đi quyền hỏi, đáp của học sinh. Nhất là học sinh còn chưa chủ động trong việc học, hoặc các gia đình không đủ thiết bị đầu cuối… sẽ khó kèm cặp, giám sát cũng như đánh giá được hiệu quả của việc học trực tuyến như các trường đang áp dụng hiện nay. Chưa kể đến, ngay cả nhiều giáo viên mặc dù có kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp lâu năm cũng khó có thể áp dụng vào các bài giảng trực tuyến.
Theo các chuyên gia về giáo dục, có thể nói trong giai đoạn phải ứng biến với những khó khăn như hiện tại, thì những phương pháp học trực tuyến của các trường đã là sự nỗ lực lớn, thiết thực với nhiều gia đình. Tuy nhiên, phương thức học trực tuyến hiện tại vẫn ở mức độ sơ khai, hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng, thái độ học của học sinh, năng lực của giáo viên và chỉ dừng lại ở mức ôn tập cho học sinh kiến thức cũ.
Cần có tiêu chí cho giáo dục trực tuyến
Mặc dù phương thức học trực tuyến đã có ở nhiều nước trên thế giới từ nhiều năm trước, nhưng tại Việt Nam mãi đến gần đây khi chúng ta có thể đáp ứng được về hạ tầng công nghệ thông tin, Internet thì giáo dục trực tuyến mới được xã hội quan tâm. Hiện nay, một số trường đang tận dụng lợi thế về công nghệ, hạ tầng kết nối Internet để đẩy mạnh hoạt động giảng dạy, nhưng đây chỉ là hỗ trợ cho việc giảng dạy truyền thống. Khi các trường chưa quan tâm, đầu tư đúng mức thì thị phần này lại được nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ học trực tuyến đẩy mạnh, tạo ra một thị trường sôi động, với lượng học sinh tham gia rất lớn. Theo lãnh đạo Học Mãi, số lượng bình quân hằng ngày có khoảng hơn 200.000 học sinh truy cập vào hệ thống và tham gia các hoạt động học tập. Đây là một con số đáng quan tâm, cho thấy học sinh hiện cũng rất chủ động tự giác trong việc có ý thức học và tiếp nhận kiến thức.
Thế nhưng, theo các chuyên gia, với các chương trình học trực tuyến hiện nay vẫn chưa có bộ tiêu chí đánh giá, cũng như được duyệt về nội dung, chất lượng để công nhận kết quả học. Việc tham gia các lớp học trực tuyến vẫn chỉ là tự nguyện của học sinh như đi “học thêm”. Mặc dù các giáo viên dạy trực tuyến hiện nay đang được tuyển dụng có chất lượng tốt, nhưng cũng chỉ là kiểm nghiệm từ đơn vị cung cấp dịch vụ. Điều này cũng khiến nhiều phụ huynh có ý kiến, cho rằng đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có những quy định và các hoạt động kiểm nghiệm chất lượng của các chương trình học trực tuyến.
Ông Đặng Quang Hùng cho biết, hiện nay quy trình xây dựng các bài giảng, khóa học của đơn vị cung cấp dịch vụ học trực tuyến đều được thẩm định kỹ lưỡng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, với những đơn vị ngoài nhà trường thì chưa có cơ quan nào kiểm duyệt nội dung. Đây cũng là vấn đề nhiều đơn vị quan tâm, mong muốn sớm có hành lang pháp lý và những quy định theo tiêu chí mà Bộ GD&ĐT đặt ra để có thể tham chiếu, xác định ra nội dung đạt tiêu chuẩn. Điều này cũng giúp người học yên tâm hơn về chất lượng giảng dạy từ nơi mà họ đang theo học.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, các phương pháp học trực tuyến mặc dù vẫn chưa phổ cập ở Việt Nam, nhưng đang có nhiều ưu điểm và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việt Nam hoàn toàn có thể ứng dụng học trực tuyến song song, bổ trợ cho giáo dục truyền thống để có thể phát huy được thế mạnh của hai phương pháp. Như với các tình huống học sinh phải nghỉ học dài ngày, có thể được áp dụng phương pháp học trực tuyến để duy trì nội dung, kiến thức chứ không chỉ là giữ nền nếp học tập. Việc kết nối giữa hai phương pháp học để tạo ra mô hình học tập mới cần được áp dụng và có sớm có lộ trình phổ cập theo xu thế giáo dục của thế giới.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, việc dạy học trực tuyến tuy có những ưu điểm nhưng mới chủ yếu đáp ứng được mục tiêu trang bị kiến thức cho học sinh. Qua việc học trực tuyến, học sinh có thể tiếp nhận được kiến thức, luyện tập được một số kỹ năng trong các bài tập, tình huống học tập nhưng chưa có nhiều cơ hội để phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết. Các phẩm chất, năng lực đó chỉ có thể được hình thành và phát triển một cách đầy đủ trong môi trường học tập có sự tương tác, giao tiếp, hợp tác và trải nghiệm cùng bạn bè, thầy cô. Vì vậy, việc dạy học trực tuyến với học sinh phổ thông không thay thế được hoàn toàn việc dạy học tại trường.
Đã đến lúc, mô hình giảng dạy trực tuyến cần được quan tâm đúng mức và nhân rộng hơn nữa, mang lại những hiệu quả không dừng lại ở các dịch vụ ngoài nhà trường mà phải ngay trong trường, các cấp học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có hành lang pháp lý, tiêu chuẩn đánh giá năng lực giáo viên, các giáo trình học tương ứng của từng cấp học. Một định hướng và lộ trình phát triển phương pháp GDTT là cần thiết trong thời điểm này, qua đó, không hạn chế người học chỉ ở môi trường trực tuyến hay truyền thống, mà tạo ra hiệu quả lớn nhất trong việc tiếp thu kiến thức mới chính là mục đích của việc giảng dạy.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Juventus và Napoli tỏ ra sốt sắng trong việc chiêu mộ Joshua Zirkzee ngay trong phiên chợ tháng 1/2025. Mùa này, Zirkzee mới chỉ ra sân 432 phút tại Premier League, ghi được 1 bàn thắng và có 1 pha kiến tạo.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.