(CLO) Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Xác định giáo dục là động lực then chốt phát triển đất nước
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị định này xác định, phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò động lực then chốt để phát triển đất nước. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển, cần được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn lực khác, tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia, đóng góp cho phát triển giáo dục.
Nghị quyết yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất, đặc biệt là năng lực đổi mới và sáng tạo của người học. Thực hiện tốt nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
"Giáo dục và đào tạo là vì con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc", Nghị quyết nêu.
Trong nghị quyết cũng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập và học thường xuyên, học suốt đời. Phát triển giáo dục bảo đảm cân đối về số lượng, chất lượng; hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề.
Chủ động hội nhập quốc tế và tiếp thu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo để hiện đại hóa giáo dục.
Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á
"Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới, chủ động tham gia và thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ;
Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc", Nghị quyết xác định.
Phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 với giáo dục mầm non là tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường đạt 38% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.
Phấn đấu có 99,5% trẻ em mầm non đến trường được học 2 buổi/ngày. Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục được nâng cao, đảm bảo trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị vào học lớp 1. 100% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Phấn đấu tỷ lệ trường mầm non dân lập, tư thục đạt 30%, số trẻ em theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục đạt 35%. Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 100%; có trên 65% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Giáo dục phổ thông duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; 75% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 40% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; 60% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,5%, cấp trung học cơ sở đạt 97%; tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99% và hoàn thành cấp trung học phổ thông đạt 95%; tỷ lệ chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở đạt 99,5%, từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông và các trình độ khác đạt 95%; 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày. 100% giáo viên phổ thông đạt chuẩn trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục.
Phấn đấu số cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đạt 5% và số học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục phô thông tư thục đạt 5,5%. Phấn đấu tỷ lệ phòng học kiên cố cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông đạt 100%; có 70% trường tiểu học, 75% trường trung học cơ sở và 55% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
Giáo dục đại học, số sinh viên đại học/vạn dân đạt ít nhất là 260, tỷ lệ sinh viên đại học trong nhóm độ tuổi 18-22 đạt ít nhất 33%, tỷ lệ sinh viên quốc tế theo học các chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam đạt 1,5%; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt ít nhất 40%.
Dịch chuyển cơ cấu trình độ và ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; tỷ trọng quy mô đào tạo các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) đạt 35%.
Mở rộng không gian phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm 100% cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn. Phấn đấu 100% cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng theo các chu kỳ kiểm định phù hợp. Số lượng công bố khoa học và công trình ứng dụng khoa học công nghệ tính bình quân trên 01 giảng viên toàn thời gian đạt 0,6 công trình/năm.
Có ít nhất 05 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 500 trường đại học tốt nhất thế giới, 05 cơ sở giáo dục đại học vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á; Việt Nam nằm trong 4 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất khu vực Đông Nam Á và trong 10 quốc gia có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất châu Á.
Đối với giáo dục thường xuyên, phấn đấu tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt 99,15%; trong đó tỷ lệ người biết chữ mức độ 1 trong độ tuổi từ 15 - 60 ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt 98,85%. Có 90% các tỉnh đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Triển khai mô hình thành phố học tập trên toàn quốc; có ít nhất 50% huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận danh hiệu huyện/thành phố học tập và 35% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận danh hiệu tỉnh, thành phố học tập. Phấn đấu có 10 đơn vị hành chính tham gia vào Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO vào năm 2030.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì triển khai thực hiện Chiến lược
10 nhiệm vụ, giải pháp được đề cập trong Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm: Hoàn thiện thể chế; Đổi mới quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; Thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục;
Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục;
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục;
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; Tăng cường hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, các địa phương cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ 5 năm, hằng năm; xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án về phát triển giáo dục theo phân cấp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá việc triển khai Chiến lược. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết 10 năm về tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp với các cấp học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân;
Triển khai các quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục đại học; tổ chức thực hiện tham chiếu các trình độ giáo dục đại học trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF) và các khung trình độ quốc gia khác.
Chiến lược cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Thông tin và Truyền thông;
Ủy ban Dân tộc. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp có liên quan; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(CLO) Tối 4/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự buổi tổng duyệt Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ ba - năm 2025. Dự kiến lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tối 5/1 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, TP Hà Nội.
(CLO) Những ngày cuối năm, các vườn bưởi Diễn ở Hà Nội rộn ràng vào vụ thu hoạch. Dù chịu ảnh hưởng từ bão số Yagi, những trái bưởi vàng óng, thơm ngọt vẫn kịp góp mặt trên thị trường Tết, trở thành món quà xuân được nhiều người ưa chuộng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm có sương mù rải rác, ngày nắng. Khu vực Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Dự kiến giai đoạn 2026 – 2030, TP HCM dự ước huy động trên 4,4 triệu tỷ đồng để đầu tư các dự án theo quy hoạch. Trong đó, vốn từ ngân sách 1,1 triệu tỷ đồng, cần huy động các nguồn vốn xã hội trên 3,3 triệu tỷ đồng.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Lịch sử 28 năm qua tại giải vô địch Đông Nam Á, chỉ 6 cầu thủ từng ghi nhiều hơn 1 bàn vào lưới Thái Lan trong một mùa giải và Nguyễn Xuân Son đứng trước cơ hội trở thành người đầu tiên vượt mốc này.
(CLO) Để thực hiện việc lừa đảo huy động vốn, nhóm đối tượng đã lập trang web đặt tên là “bitminer”, tiền ảo là “bincoin. Sau đó dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
(CLO) Bà Tomiko Itakeoka, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024, đã qua đời tại một viện dưỡng lão ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo, Nhật Bản
(CLO) Được sự cho phép của thẩm phán, các điều tra viên từ Văn phòng Điều tra Tham nhũng (CIO) hôm 3/1 đã cố gắng tiến vào dinh thự Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol để thực hiện lệnh bắt giữ nhưng đã bị đội an ninh của ông ngăn lại.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệ kế hoạch công tác thanh tra năm 2025. Trong đó, Sở Y tế Hà Nội sẽ tiến hành thanh tra trách nhiệm giám đốc các bệnh viện.
(CLO) Cơ quan chức năng đang tìm người đăng video và xe ô tô Audi đi đến đâu, đèn tín hiệu giao thông đang đỏ liền chuyển sang xanh được đăng tải trên mạng xã hội.
(CLO) Trung Quốc vừa áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu mới đối với 28 công ty Mỹ, bao gồm các tập đoàn quốc phòng lớn như General Dynamics, Boeing Defense, Lockheed Martin và Raytheon Missiles & Defense, với lý do "bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia".
(CLO) Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lí theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
(CLO) Trong Thông tư mới ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(CLO) Ngày 3/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tại Gia Lai.
(CLO) Thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép dạy thêm không thu tiền trong các trường phổ thông. Do đó, các hình thức liên kết có thu tiền sẽ là những đối tượng bị cấm khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
(CLO) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng nhiều biện pháp để quản lý vấn đề tuyển sinh cùng với đó nhiều bất cập liên quan đến tuyển sinh sớm đã khiến nhiều trường không mặn mà tổ chức tuyển sinh sớm như mọi năm.
(CLO) UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có quyết định giao chỉ tiêu gần 4.000 hợp đồng giáo viên được hỗ trợ kinh phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Đề xuất miễn học phí cho sinh viên theo học ngành y khoa và đề xuất nâng chuẩn đầu vào trong tuyển sinh các ngành khối sức khỏe đang được xem xét, nếu thông qua sẽ là cú hích lớn đối với công tác tuyển sinh khối ngành sức khỏe.
(CLO) Việc các trường phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức theo công thức riêng, có trường đặt niềm tin vào tuyển sinh dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, có trường ưu tiên xét tuyển kết hợp, trường lại ưu tiên kỳ thi riêng của trường mình... đã tạo nên bức tranh hỗn độn.