"Trường chuyên đã hết vai trò lịch sử"?

Giáo sư Hà Huy Khoái: Trí tuệ nhân tạo sẽ xóa bỏ trường chuyên

Thứ tư, 24/06/2020 09:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) “Có ngày trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ xóa bỏ được trường chuyên, vì khi đó giáo dục có cách để thích hợp với từng người, phát huy tối đa tố chất của họ”.

Liên quan đến chủ đề: “Trường chuyên liệu đã đã hết vai trò lịch sử”, báo Nhà báo và Công luận đã nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các chuyên gia giáo dục, phụ huynh và cựu học sinh trường chuyên.

Trong đó có nhiều người cho rằng, vai trò lịch sử của trường chuyên đã không còn như trước vì vậy việc đặt vấn đề bỏ trường chuyên lúc này là hợp lý.

Theo Giáo sư Hà Huy Khoái, có ngày trí tuệ nhân tạo sẽ bỏ trường chuyên (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Theo Giáo sư Hà Huy Khoái, có ngày trí tuệ nhân tạo sẽ bỏ trường chuyên (ảnh minh họa - Trinh Phúc).

Trao đổi với phóng viên, bà V.K.K – một cựu học sinh Trường Năng khiếu Hà Tĩnh cho rằng, hiện nay do nhu cầu xã hội đã thay đổi, ai cũng có thể học đại học nên cần gì phải vào trường chuyên học nữa.

Ngày trước tỉ lệ đỗ đỗ đại học của trường chuyên rất cao nên ai cũng muốn cho con mình vào học. Giờ cái lý bỏ trường chuyên vì thế cũng đúng. Được biết, để theo học trường chuyên bà K. cùng nhiều bạn khác ở Hà Tĩnh, phải đi học xa nhà, sống tự lập từ nhỏ.

Có những bạn ham chơi nên thành tích học tập đi xuống, vướng vào nhiều tệ nạn khác. Chính vì thế nếu nhìn vào thành tích để đánh giá trường chuyên là cách đánh giá phiến diện.

Ở góc nhìn chuyên gia, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ xóa bỏ các trường chuyên.

Có trí tuệ nhân tạo (AI) khi đó giáo dục có cách để thích hợp với từng người, phát huy tối đa tố chất của họ. Ông hy vọng đó là viễn cảnh không xa nữa.

Sau này AI sẽ đóng vai trò như các “Quan Thái Phó mà mỗi học sinh đều được giáo dục như Thái Tử”. Do đó, mọi thay đổi quan niệm của trường chuyên nên gắn liền với AI và AI có thể làm thay đổi hẳn thế giới.

"Lúc này cần phải nghĩ đến và tận dụng AI để phát triển nền giáo dục nước nhà" - Giáo sư Hà Huy Khoái nhấn mạnh.

Giáo sư Hà Huy Khoái từng nổi tiếng với bài tham luận tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) (1974-2014, Hà Nội 14/9/2014). Chia sẻ với phóng viên, ông cho rằng quan điểm của ông về trường chuyên vẫn như xưa không có nhiều thay đổi.

Trong bài luận vị này ông đã đặt vấn đề với ba câu hỏi liên quan đến bồi dưỡng học sinh giỏi và hệ thống các trường THPT chuyên: Cần hay không? Dạy gì ở trường chuyên? Sau trường chuyên, làm gì?.

Theo ông Khoái, hiện chúng ta cần những con người toàn diện- đó là những người có khả năng đối diện với mọi thách thức của cuộc sống, có thể thích ứng với mọi công nghệ mới, mọi lý thuyết mới, mọi thay đổi của xã hội...Muốn vậy thì con người cần nắm kiến thức cơ bản thật vững chắc cả tự nhiên và xã hội.

Trang bị những kiến thức cơ bản chính là nhiệm vụ của các nhà trường. Học sinh bây giờ cần những cái mà họ không thể gõ “google” mà có được.

Cái học sinh cần chính là phương pháp tư duy, khả năng tìm tòi những cái mới, khả năng thể hiện tường minh những ý nghĩ mơ hồ và bất chợt, khả năng làm việc và tìm tòi tập thể...

Một học sinh giỏi, làm hết các bài thi đại học trong nhiều năm thì khi đi thi đại học dễ được điểm cao, thậm chí là thủ khoa.

Một học sinh rất giỏi và thường xuyên “luyện” bài tập khó “cỡ IMO” nếu may mắn, có thể lọt đội tuyển IMO.

Nhưng nếu chỉ như thế mà các em không được đào tạo cơ bản thì chắc chắn những học sinh như vậy rất khó để tiến xa.

Điều này hoàn toàn tương tự như khi cho trẻ em tập gánh từ bé. Nếu từ năm 8, 9 tuổi, em bé đã được tập gánh thì khi 15 tuổi có thể sẽ gánh nặng hơn hẳn một em ở tuổi đó mà chưa hề tập gánh.

Nhưng em bé được tập gánh sớm chắc chắn sẽ bị còi, không lớn lên được. Và khi 18 tuổi, kết quả thế nào đã có thể nhìn thấy trước.

Do đó, nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện "mẹo" mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta rất dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm, và cũng “còi cọc" sớm về trí tuệ.

Để tránh tình trạng đó, ở nhiều nước người ta chú trọng bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê khoa học, thông qua việc giới thiệu những thành tựu cao nhất của khoa học một cách dễ hiểu.

Tìm đến với những thành tựu cao nhất cũng tức là tìm đến với cái cơ bản. Tất nhiên, để làm được điều này, người thầy phải cố gắng hơn rất nhiều, phải học hỏi thêm rất nhiều, chứ không như việc tìm bài tập “hóc búa, mẹo mực” về giảng cho học sinh.

Trinh Phúc

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục