Giao tranh tại Ukraine là thách thức hay cơ hội dành cho châu Phi?

Thứ sáu, 06/05/2022 09:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Xung đột đã gây ra nhiều sóng gió cho nền kinh tế toàn cầu và châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương nhất. Theo IMF, người dân châu Phi nhập khẩu khoảng 40% thực phẩm, hiện đang tăng vọt về giá. Ngược lại, Châu Phi được ưu ái với sản lượng, trữ lượng khí đốt tự nhiên đáng kể và những khám phá mới trong quá trình khai thác.

Gần đây, giá dầu thô liên tục tăng khi Liên minh châu Âu khuyến nghị lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, cũng như loại bỏ ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank ra khỏi mạng lưới thanh toán quốc tế SWIFT.

Các chi tiết về hình phạt mới vẫn đang được tính toán, nhưng chúng đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, những nước muốn có thời gian chuyển tiếp năng lượng dài hơn.

giao tranh tai ukraine la thach thuc hay co hoi danh cho chau phi hinh 1

Cả Nga và EU đang hướng đến thị trường dầu khí Châu Phi. Ảnh: 123rf.

Giá dầu và khí đốt tăng do xung đột Ukraine đã làm dấy lên mối đe dọa về cú sốc lạm phát tồi tệ nhất đối với châu Âu kể từ những năm 1970.

Ngân hàng Goldman Sachs đã cảnh báo rằng bất kỳ sự gián đoạn nhập khẩu khí đốt nào nữa có thể gây ra những tác động đáng kể đến sản lượng kinh tế khu vực đồng euro và lạm phát.

Một báo cáo mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế: các nước châu Phi cận Sahara đang phải đối mặt với một cú sốc ngoại sinh và nghiêm trọng đó là giá thực phẩm, nhiên liệu và hàng hóa tăng vọt.

Trong nhiều thập kỷ, khu vực châu Phi cận Sahara đã phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và năng lượng triền miên, với cuộc chiến Ukraine giờ đây sắp biến tình hình thành một cuộc khủng hoảng toàn diện.

Những cú sốc kinh tế nghiêm trọng

Theo IMF, thực phẩm chiếm khoảng 40% trong quỹ chi tiêu của người dân châu Phi, cao hơn nhiều so với 17% chi tiêu của người tiêu dùng ở các nền kinh tế tiên tiến, trong đó có khoảng 85% nguồn cung lúa mì của khu vực được nhập khẩu.

Mặc dù khu vực này phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lúa mì, nhưng ngũ cốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nhu cầu calo.

Còn có một chất xúc tác ngấm ngầm thúc đẩy giá lương thực tăng cao và gây mất an ninh lương thực ở châu Phi: Giá phân bón tăng vọt.

Được biết, Nga và Belarus là những nhà sản xuất kali số 2 và thứ 3 trên thế giới, các lệnh trừng phạt đã vô tình đẩy giá của chất dinh dưỡng trong phân bón quan trọng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008.

Trước đó, giá kali đã tăng vọt vào năm ngoái do nguồn cung bị thắt chặt sau các lệnh trừng phạt quốc tế đối với nhà sản xuất quốc doanh Belaruskali của Belarus để đáp trả lại cuộc đàn áp của Tổng thống Alexander Lukashenko đối với các đối thủ chính trị.

Tuy nhiên, các sự kiện ở Ukraine đã đẩy giá lên mức cao mới vì Nga là một trong những nhà cung cấp kali hàng đầu và các chất dinh dưỡng cây trồng khác như nitơ, phốt phát, urê và amoniac.

Theo Trung tâm Phát triển Phân bón Quốc tế vì các nguyên nhân trên đã trực tiếp làm giảm việc sử dụng phân bón ở châu Phi, lẽ đương nhiên sản lượng thu hoạch lúa và ngô của năm nay cũng giảm xuống một phần ba.

Ngay cả trong trường hợp không “gợn sóng”, giá phân bón cây trồng tổng hợp tăng cao sẽ khiến nông dân châu Phi e dè, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, thế nhưng giá bán tại các cửa hàng tạp hóa cao hơn.

Vì thế, tình trạng suy dinh dưỡng, gia tăng bất ổn chính trị và cuối cùng là thiệt hại về nhân mạng là điều khó có thể tránh được.

Nhưng không chỉ giá lương thực tăng vọt mà châu Phi cận Sahara phải đối mặt với giá dầu cao kỉ lục.

Được biết, các hóa đơn nhập khẩu trong khu vực tăng lên khoảng 19 tỷ đô la, làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng thương mại và tăng chi phí vận tải cũng như các chi phí tiêu dùng liên quan khác.

Các quốc gia vốn đã “mong manh” nhập khẩu dầu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, dự kiến tổng sản phẩm quốc nội sẽ xấu đi khoảng 0,8%, so với dự báo tháng 10 năm 2021 - gấp đôi so với các quốc gia nhập khẩu dầu khác.

Nhìn chung, giá nhiên liệu và phân bón cao hơn rất có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực trong nước và làm tổn thương người nghèo, đặc biệt là ở các khu vực thành thị do tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng.

Mảnh ghép mới trên bản đồ năng lượng

Trớ trêu thay, châu Phi có thể là câu trả lời cho cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu.

Theo Vijaya Ramachandran, giám đốc năng lượng và phát triển tại Viện đột phá ở Berlin, nếu châu Âu nghiêm túc trong việc đạt được an ninh năng lượng, thì họ nên tìm đến châu Phi.

Lục địa này được ưu đãi với sản lượng, trữ lượng khí đốt tự nhiên đáng kể và những phát hiện mới hiện đang được khai thác. Rất ít khí đốt của Châu Phi được sử dụng cho mục đích nội địa hoặc xuất khẩu. Thế nên, đây là một châu lục nhiều tiêm năng để khai thác năng lượng.

Được biết, Algeria đã là một nhà sản xuất khí đốt lớn với trữ lượng đáng kể thế (nhưng không quá nổi bật trên bản đồ năng lượng thế giới) và được kết nối với Tây Ban Nha bằng một số đường ống dẫn dưới biển.

Đức và EU đang nỗ lực mở rộng công suất đường ống nối Tây Ban Nha với Pháp, từ đó nhiều khí đốt của Algeria có thể chảy sang Đức và các nơi khác. Các mỏ khí đốt của Libya được kết nối bằng đường ống dẫn tới Ý.

Ở cả Algeria và Libya, châu Âu cần khẩn trương giúp khai thác các mỏ mới và tăng sản lượng khí đốt. Các đường ống mới đang được thảo luận hiện tập trung vào Dự án Đường ống Đông Địa Trung Hải, dự án sẽ đưa khí đốt từ các mỏ khí đốt ngoài khơi của Israel đến châu Âu.

Nhưng các nguồn châu Phi lớn nhất nằm ở phía nam Sahara - bao gồm Nigeria, quốc gia có khoảng một phần ba trữ lượng của lục địa và Tanzania. Trong khí đó, Senegal gần đây đã phát hiện ra các mỏ lớn ngoài khơi.

Ông Ramachandra nói rằng Đức không nên bỏ qua những cơ hội này.

Ví dụ, đường ống xuyên Sahara được đề xuất sẽ đưa khí đốt từ Nigeria đến Algeria qua Niger.

Nếu dự án hoàn thành, đường ống mới sẽ kết nối với các đường ống Xuyên Địa Trung Hải, Maghreb-Europe, Medgaz và Galsi hiện có cung cấp cho Châu Âu từ các trung tâm truyền tải trên bờ biển Địa Trung Hải của Algeria.

Đường ống xuyên Sahara sẽ dài hơn 2.500 dặm và có thể cung cấp tới 30 tỷ mét khối khí đốt Nigeria cho châu Âu mỗi năm - tương đương với khoảng 2/3 lượng nhập khẩu năm 2021 của Đức từ Nga (Để so sánh, Yamal - Đường ống châu Âu, một trong những tuyến đường chính dẫn khí đốt của Nga đến châu Âu, dài 2.607 dặm).

Về phần mình, Nigeria rất nhiệt tình với việc xuất khẩu một số trong số 200 nghìn tỷ foot khối khí dự trữ của mình, với Phó Tổng thống Nigeria Yemi Osinbajo lập luận ủng hộ vai trò quan trọng của khí tự nhiên, vừa là nhiên liệu chuyển tiếp tương đối sạch vừa là động lực của phát triển kinh tế và thu ngoại tệ.

Thật không may, đường ống xuyên Sahara có thể sẽ mất một thập kỷ hoặc hơn để hoàn thành và khi đó các chuyến hàng LNG đến Đức sẽ được cứu trợ nhanh chóng hơn.

Lê Na (Theo Oil Price)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô