(CLO) Đó chắc chắn không phải hành động kiểu “gạt tay trúng má” mà phải gọi đúng bản chất là “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”. Hình ảnh diễn ra ngay trên bục giảng nhưng không khác gì một thước phim với mô típ: “chạm mặt giang hồ” hay “Bụi đời hè phố”…
Thầy H "tung cước" vào bụng học sinh của mình ngay trên bục giảng. Ảnh: cắt từ Clip trên MXH
1.Chỉ cần một thao tác đơn giản, đó là gõ cụm từ: “thầy giáo tát học sinh” trên công cụ tìm kiếm của Google, sau 41 giây cho 1,55 triệu kết quả.
Con số đó nói lên điều gì? Hỏi mà đã như có câu trả lời. Rằng đó là con số…kinh hoàng, đáng báo động về một hiện tượng mà lẽ ra phải rất hiếm khi xảy ra ở nơi thuộc về những khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, hay “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Xin đừng tiếp tục đổ lỗi cho giáo dục. Không có một nền giáo dục nào trong thế giới văn minh làm ngơ trước vấn nạn bạo lực. Và cũng xin đừng tiếp tục biện minh bằng câu châm ngôn mang đậm màu sắc Nho giáo, ấy là: “Thương cho roi cho vọt”. Đòn roi, đe nẹt là phương pháp giáo dục áp đặt có nguồn gốc từ “cửa Khổng, sân Trình” để tạo ra những “sản phẩm” chỉ biết thuộc lòng, minh họa, làm theo, vâng lời vốn đã không còn phù hợp với xã hội văn minh, nơi tôn vinh cá tính sáng tạo trong phổ giá trị tiến bộ của nhân loại.
2. Hãy một lần xem video clip thầy giáo Khúc Xuân H. – Chủ nhiệm lớp 10A3 tại Trung tâm Giáo dục Nghệ nghiệp – Giáo dục Thường xuyên huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tát học sinh để thấy vì sao khái niệm “bạo lực học đường” ngày càng được… mở rộng biên độ. Nó không còn là chuyện học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên mà còn là chuyện thầy giáo thượng cẳng tay, hạ cẳng chân với học trò.
Chúng tôi, khi xem clip trên cứ mong rằng, ấy là một kịch bản được dàn dựng nhằm câu like của đám học trò “nhất quỷ nhì ma”. Nhưng rồi cuối cùng đã phải chấp nhận sự thật. Không chỉ văng những cái tát “trời giáng” vào mặt, thầy H còn tung cước vào bụng học trò đi kèm những lời quát tháo, chửi mắng, văng tục thậm tệ. Lần này, chắc chắn không phải hành động kiểu “gạt tay trúng má”, không phải cho roi, cho vọt mà phải gọi đúng bản chất là thầy giáo tra tấn học trò, là “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” theo đúng nghĩa đen của nó. Hình ảnh diễn ra ngay trên bục giảng, nhưng không khác gì một thước phim với mô típ: “chạm mặt giang hồ” hay “Bụi đời hè phố”…
Thông tin từ Báo Tuổi trẻ TP.HCM cho hay: trong bản tường trình về sự việc, thầy H. đã bày tỏ hối hận. "Thực ra, bản thân tôi cũng muốn tốt cho học sinh và coi các em như con em trong nhà. Trong lúc không kiềm chế được mới xảy ra sự việc".
Phải chăng cứ coi như… con em trong nhà thì có quyền được đánh? Mà ở đây là đánh kiểu tra tấn, bạo lực chứ hoàn toàn không phải răn đe. Xin nhắc lại đó là những cái tát… nảy lửa chứ không phải cái… bạt tai nhắc nhở; là cú “lên gối” kiểu con nhà võ chứ không phải cú… đá đít thông thường.
Thầy H quên rằng, trong xã hội văn minh, bạo lực học đường, bạo lực gia đình dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, vì bất cứ lý do gì đều là hành vi đáng xấu hổ, đáng bị lên án và có thể đối diện với trách nhiệm hình sự.
3.Nhưng không chỉ có thầy H tạo ra một “cú sốc học đường” trong những ngày vừa qua mà ngay cả thầy Nguyễn Minh Vỹ, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên Lục Ngạn cũng đã tạo nên một “cú sốc văn hóa” khác nghiêm trọng không kém.
Theo thầy Vỹ trả lời trên Báo Tuổi trẻ thì: "Một số đối tượng xấu lợi dụng video này để làm phức tạp tình hình giai đoạn này. Nhà trường có văn bản đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra".
Chúng tôi cứ hình dung, nếu như không có video clip ấy, không có mạng xã hội, hành vi đáng xấu hổ của thầy H liệu có bị phanh phui? Trong số các em học sinh bị thầy chủ nhiệm của mình tra tấn, liệu có em nào dám đứng ra tố cáo? Ai sẽ tin và đứng về phía các em?
Và vì thế, “đối tượng xấu” như lời thầy Giám đốc lẽ ra phải được… khen vì dám dũng cảm công khai một sự thật đáng xấu hổ đang núp bóng giáo dục. Trung thực chẳng phải là đích đến của mọi nền giáo dục từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây?
Và, thưa thầy Vỹ, đoạn video clip ấy hoàn toàn không làm phức tạp tình hình giai đoạn này mà trái lại, đến… giai đoạn này, nếu không minh bạch hóa những khoảng tối giáo dục như thế thì tình hình mới thực sự phức tạp. Nhà trường, vì thế nên báo cáo công an vào cuộc điều tra hành vi đánh người quá rõ ràng của thầy giáo chứ không phải điều tra hành động dũng cảm của người đã quay và đưa đoạn video lên mạng xã hội.
4. Học sinh cá biệt là thuật ngữ mà nhà trường hay sử dụng đối với các em học sinh quậy phá, nghịch ngợm, hay đánh nhau, gây mất trật tự trong lớp và trường học... Nếu không có cách khắc phục, các em học sinh này dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dẫn đến các tệ nạn xã hội.
Trong các trường sư phạm, có hẳn cả học trình cho sinh viên về phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. Nghĩa là những giáo viên như thầy H ở Lục Ngạn, Bắc Giang, dù mới ra trường cũng đã được trang bị kiến thức về giáo dục học sinh cá biệt.
Đến thời điểm này, vẫn chưa có kết luận của cơ quan chức năng xem những học sinh bị thầy H tát, đá, chửi bới có thuộc diện học sinh cá biệt hay không. Nhưng giả sử đó là những học sinh cá biệt thì biện pháp mà thầy H dùng để giáo dục ấy là… phi giáo dục. Không thể lấy một cái sai này để xử lý một cái sai khác. Người thầy đi truyền lửa chứ không phải đi đổ dầu vào lửa. Trong trường hợp này, thầy H đã "mang xăng đi dập một đám cháy".
Sự việc đáng tiếc này sẽ là bài học thấm thía, cay đắng đối với không chỉ mình thầy H. Bởi lẽ thời gian qua đã có quá nhiều bài học tương tự nhưng chính những người được xem là thầy lại không chịu học. Nó không chỉ là bài học của người thầy mà còn là bài học cuộc sống đối với một con người.
Giáo viên cũng là một con người bình thường nhưng nghề giáo lại là một nghề đặc biệt. Lựa chọn nó, nghĩa là phải chấp nhận sự đặc biệt ấy. Đừng để khoa học giáo dục lại có thêm một thuật ngữ mới, vốn chẳng hay ho gì, ấy là “giáo viên cá biệt”./.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lâm Đặng Thanh Quân - người tông CSGT rồi bỏ chạy, về tội "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.