Giới tài phiệt “kỳ cựu” của Hồng Kông yếu thế trước các tỷ phú mới ở Trung Quốc

Thứ sáu, 28/05/2021 11:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lời tuyên bố “Đây là kỷ nguyên của Internet, thời đại này không còn thuộc về Lý Gia Thành nữa” của tỷ phú Jack Ma hồi tháng 10/2013 đã khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng vì khi đó, ông Lý đang là người giàu nhất Hồng Kông.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa giới tài phiệt kỳ cựu của Hồng Kông và các tỷ phú công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Asia Times.

Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa giới tài phiệt kỳ cựu của Hồng Kông và các tỷ phú công nghệ ở Trung Quốc. Ảnh: Asia Times.

Tuyên bố của Jack Ma - được ông đưa ra sau khi Alibaba hủy bỏ kế hoạch niêm yết tại Hồng Kông - đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ vì tính chất khiêu khích đó. Tuy nhiên, tình hình vài năm trở lại đây dư luận Trung Quốc và Hồng Kông đã phải thừa nhận cha đẻ của Alibaba đã đúng.

Các tỷ phú công nghệ ở Trung Quốc đại lục ngày càng cho thấy vận may và sức ảnh hưởng của họ lan rộng. Trong khi đó, những ông trùm lâu năm tại Hồng Kông - xây dựng những đế chế khổng lồ của họ trong các lĩnh vực bất động sản, cảng biển, cơ sở hạ tầng, viễn thông, hàng không, bán lẻ - lại dần mất đi sức ảnh hưởng và phong độ cũ của họ.

Theo Bloomberg, bất chấp việc chính phủ Trung Quốc có những biện pháp nhằm hạn chế tầm ảnh hưởng của các ông lớn công nghệ, tổng tài sản của 10 người giàu nhất Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, lên 425 tỷ USD so với năm 2016. Trong khi đó, tại Hồng Kông, con số này chỉ tăng lên gấp đôi, lên 218 tỷ USD.

Ông trùm bất động sản Lý Gia Thành từng là người giàu nhất châu Á. Giờ đây, ông Lý đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất châu Á, thấp hơn so với Jack Ma vài bậc.

Vào thời kỳ đỉnh cao, khi Hồng Kông là cửa ngõ dẫn đến Trung Quốc đại lục, tỷ phú Lý Gia Thành và các nhà tài phiệt Hồng Kông khác đã nhận được sự ưu ái từ Bắc Kinh vì sự nhạy bén trong kinh doanh và khả năng tiếp cận vốn nước ngoài. Ngày nay, tầm ảnh hưởng chính trị của họ đang dần suy yếu, khiến cho các doanh nghiệp của họ bị các nhà đầu tư cho là lỗi thời.

Thời đại mới?

Khối tài sản của 10 người giàu nhất Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thay đổi trong giai đoạn 2016 – 5/2021. Ảnh: Bloomberg.

Khối tài sản của 10 người giàu nhất Hồng Kông và Trung Quốc đại lục thay đổi trong giai đoạn 2016 – 5/2021. Ảnh: Bloomberg.

Vai trò trung tâm tài chính châu Á của Hồng Kông cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ do bất ổn chính trị. Hệ quả dễ thấy nhất là việc định giá thị trường chứng khoán của các tập đoàn lớn nhất Hồng Kông đã sụt giảm mạnh.

Trong 5 năm qua, 5 tập đoàn hàng đầu của thành phố - CK Hutchison Holdings Ltd. , New World Development Co. , Henderson Land Development Co. , Sun Hung Kai Properties Ltd. và Wharf Holdings Ltd. - đã liên tục giao dịch ở mức sâu chiết khấu cho tài sản ròng của họ.

Theo dữ liệu của Bloomberg, định giá cổ phiếu của 5 tập đoàn Hồng Kông trên hiện chỉ gấp 0,5 lần giá trị sổ sách. Trong khi đó, con số này ở các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đại lục cao gấp 10 lần giá trị sổ sách.

Theo nhận định của ông Andy Wong, đối tác sáng lập của LW Asset Management tại Hồng Kông: “Các mảng kinh doanh chính của các công ty lớn ở Hồng Kông không có nhiều tăng trưởng. Trong khi đó, các nhà đầu tư lại có xu hướng thích tập trung vào tăng trưởng hơn là giá trị của công ty.”. Ông Wong cho biết thêm các lĩnh vực công nghệ định hướng rất hấp dẫn, đặc biệt là hậu đại dịch Covid-19.

Trong khi các văn phòng gia đình tư nhân của một số ông trùm trong thành phố đã chuyển hướng sang các khoản đầu tư tăng trưởng cao, các doanh nghiệp niêm yết của họ lại chậm bắt kịp. Mặt khác, các doanh nghiệp của các tỷ phú tại đại lục đã tận dụng công nghệ để cung cấp một loạt các dịch vụ tiêu dùng và tạo ra khối tài sản lớn.

Các ông trùm Trung Quốc cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế trị giá 14,3 nghìn tỷ USD hậu đại dịch Covid-19. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất chứng kiến mức tăng trưởng vào năm ngoái, trong khi nền kinh tế Hồng Kông suy thoái liên tiếp vào năm 2019 và 2020 sau khi hứng chịu cơn sóng kép do bất ổn chính trị và ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Các ông lớn công nghệ Trung Quốc “lên ngôi”

Hầu hết các tỷ phú giàu nhất Trung Quốc đều thuộc ngành công nghệ, trong đó có ông chủ Tencent Pony Ma, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming hay CEO NetEase William Ding. Tài sản của ông Zhong Shanshan - hiện giữ ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc hiện nay và là nhà sáng lập của hãng nước đóng chai Nongfu Spring – hiện đạt gần 69 tỷ USD, cao gấp đôi so với khối tài sản của ông Lý Gia Thành.

Nhiều đế chế kinh doanh của Hồng Kông có được thành công nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ khi tham gia đấu giá các lô đất, một hệ thống đã biến Hồng Kông trở thành thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Sức ép từ giá bất động sản tăng cao cho phép các ông trùm đa dạng hóa sang lĩnh vực tiện ích, bán lẻ, cảng biển và cơ sở hạ tầng,..

Tuy nhiên, theo ông Richard Harris, nhà sáng lập hãng Port Shelter Investment có trụ sở tại Hồng Kông cho rằng công thức làm giàu này đó khó được áp dụng ở các thị trường lớn hơn như Trung Quốc đại lục do đòi hỏi nguồn vốn lớn, mức độ cạnh tranh khốc liệt và các rào cản pháp lý.

CK Hutchison, doanh nghiệp tập đoàn do ông Lý xây dựng sau khi gia đình ông sang Hồng Kông tị nạn vào năm 1940, lần đầu tiên chứng kiến mức giảm sút kể từ khi cải tổ tập đoàn vào năm 2015. Khi căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây, tập đoàn CK đang đối mặt với những thách thức ở thị trường nước ngoài. Vào năm 2018, chính phủ Australia đã chặn thương vụ thu mua một nhà điều hành đường ống dẫn khí đốt do lo ngại về an ninh quốc gia vào năm 2018.

Một số tập đoàn của Hồng Kông đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội phát triển xa hơn. New World Development Co., công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn và trung tâm mua sắm, đang tăng tốc mở rộng sang lĩnh vực bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở Trung Quốc đại lục.

Hương Vũ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản