(NB&CL) Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới thì gia đình nào cũng rất chú trọng việc đi chúc Tết, bởi đây là một phong tục, một nghi thức không thể thiếu được. Thế nhưng, với giới trẻ ngày nay, tục lệ tốt đẹp này dường như đang dần bị mai một.
Việc đi chúc Tết đối với các thành viên trong mỗi gia đình thường phải được thực hiện trước, nghĩa là sau khi đi chúc Tết khắp lượt ông bà, cha mẹ, cô bác, những người thân thích trong gia đình, dòng họ, xóm giềng, bè bạn... xong, rồi thì mới đi chơi Tết, mới đi du Xuân trẩy hội. Với những ai khi dịp Tết nhất mà không đến nhà ông bà, cha mẹ, họ hàng..., để thăm hỏi và gửi những lời chúc mừng năm mới, thường sẽ nhận được lời trách móc, giận hờn...
Chính vì vậy mà dù bận bịu thế nào đi chăng nữa thì bắt đầu từ sáng sớm ngày đầu năm mới, và kéo dài cho tới hết mấy ngày Tết, các gia đình luôn kéo nhau rồng rắn các thế hệ đi chúc Tết, từ nhà này sang nhà khác, từ làng trên xuống xóm dưới, từ trong thành phố ra tới tận các vùng ngoại ô. Vào nhà nào dịp Tết cũng đều nghe những lời chúc, câu chúc rộn ràng kèm nụ cười tươi rói. Chính phong tục đi chúc Tết đó là nét đẹp văn hóa chứa đựng chất xúc tác, gắn kết tình cảm keo sơn giữa các gia đình, anh em trong dòng họ, xóm làng, bạn bè với nhau...
Thế nhưng quả là buồn khi mà những năm gần đây, giống như nhiều tập tục, nét đẹp văn hóa truyền thống ngày Tết, việc đi chúc Tết cũng đã, đang ngày một bị biến dạng, mất đi, hoặc mai một, nhất là trong giới trẻ. Tập tục đi chúc Tết tuy vẫn còn, nhưng đại đa số những người thực hiện, vẫn giữ được nét đẹp văn hóa ngày Tết này chủ yếu chỉ là tầng lớp tuổi trung niên, người già, chứ lớp trẻ hầu như không còn “mặn mà” với phong tục mà họ cho là không cần thiết và “cổ lỗ sĩ” này!
Tôi từng chứng kiến khá nhiều các bạn trẻ cãi lại cha mẹ, khi cha mẹ họ bắt họ phải đi chúc Tết ông bà, người nhà họ hàng. Cậu con trai một người bạn của tôi năm nay 19 tuổi, hiện đang học đại học đã cãi lại cha mẹ chỉ vì việc cu cậu bị bắt đi chúc Tết. Cậu ta nói thế này: “Sao bố mẹ năm nào cũng quan trọng hóa việc đi chúc Tết như vậy nhỉ (?!). Con nghĩ là con không đi chúc Tết nhà ông bà, nhà họ hàng cũng đâu có sao? Chuyện này bố mẹ đại diện đi là được rồi, đâu nhất thiết phải đông đủ cả nhà...”.
Hay như con gái một gia đình hàng xóm nhà tôi, năm nay đang học cấp 3, cha mẹ thì dịp Tết năm nào cũng luôn nhắc cô bé phải thực hiện việc đến nhà ông bà nội ngoại để chúc Tết, và dẫu cha mẹ em giải thích rằng việc đi chúc Tết là nghĩa vụ bắt buộc để hướng về cội nguồn, cũng như thể hiện tình cảm của con cháu đối với những thế hệ người đi trước... Thế nhưng cô bé hồn nhiên bảo: “Con không đi chúc Tết cùng bố mẹ được bởi con đã có hẹn với bạn bè rồi, nên con không thể không đi chơi cùng chúng nó. Bố mẹ không thấy con học hành cả năm, có mấy ngày Tết tưởng được nghỉ ngơi vậy mà cũng ép, bắt phải đi đến chỗ này chỗ nọ, con mệt mỏi lắm...”!
Chuyện những người trẻ bây giờ lười đi chúc Tết, thậm chí bỏ hẳn tập tục đi chúc Tết khi phó mặc việc này cho người già, cho cha mẹ quả là đáng buồn, bởi như chúng ta biết thì chính việc qua lại thăm hỏi, gặp mặt và chúc tụng người thân, bạn bè…, luôn khiến cho tình cảm giữa con người với con người gắn kết. Nếu như là người cùng dòng họ mà không có những buổi gặp gỡ nhau, nhất là dịp lễ Tết thì sự xa lánh, tình cảm nhạt nhẽo sẽ là điều khó tránh khỏi.
Để không khí ngày Tết cổ truyền luôn tràn đầy tiếng cười, tiếng nói vui vẻ, cũng như khôi phục lại phong tục đẹp đi chúc Tết cho các bạn trẻ đã bị mai một bấy lâu nay, thiết nghĩ các bậc cha mẹ luôn phải quán triệt, dạy bảo con mình một cách nghiêm túc ngay từ khi các em còn nhỏ. Nên hướng các con mình việc phải đi đến nhà ông bà, họ hàng, xóm giềng…, chúc Tết, để duy trì cái “nếp”, rồi khi lớn lên, thậm chí đã trưởng thành các em cũng sẽ không từ bỏ phong tục mang nét đẹp văn hóa từ ngàn đời trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc...
(CLO) Ngày 12/11, thừa ủy quyền của Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Quảng Bình Đinh Trung Hiếu trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho 5 học sinh vì hành động dũng cảm, quên mình cứu bạn bị đuối nước.
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 13/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm và sáng trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Công an tỉnh Gia Lai vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 đối tượng trú tại nhiều tỉnh thành trên cả nước để điều tra về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua có nhiều dự án tồn đọng kéo dài nhưng với sự nỗ lực của Bộ Chính trị, của Quốc hội và của Chính phủ cho đến nay, 12 đại dự án tồn đọng, kéo dài cơ bản xin chủ trương xong của Bộ Chính trị. Việc xử lý các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài phải 'tôn trọng' hiện trạng, chịu sự mất mát.
(CLO) Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng”.
(CLO) UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự tính khởi công loạt dự án vào những tháng cuối năm, trong đó có các dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
(CLO) Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" …
(CLO) Để phòng chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, theo các chuyên gia, cần đẩy mạnh chuyển đổi số kết hợp với công nghệ, giải pháp chống hàng giả, truy xuất nguồn gốc hiện đại trong công tác giám sát và phát hiện vi phạm…
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3689 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Long Biên về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại quận Long Biên.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Xây dựng văn bản phù hợp để quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; Thông tin xấu độc, sai sự thật: Trách nhiệm lớn thuộc về mạng xã hội; Cảnh báo gió giật cấp 9, sóng lớn ở vùng biển Thừa Thiên Huế-Phú Yên; Hội An miễn phí vé tham quan phố cổ ngày 4/12 …
(CLO) Suốt nhiều tháng qua, giá vàng càng lên cao thì người dân càng đổ xô mua vàng tích trữ. Ngân hàng Nhà nước cần làm gì để thị trường vàng bớt tình trạng khan hiếm?
(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra vào, còn các không gian mở khác hiện chưa thống kê được.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. Điển hình như thuế thu nhập doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của báo in, báo điện tử xuống 10% để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí.
(CLO) Bộ ảnh "Thu Hà Nội" của chàng trai 9X Phạm Tú (sinh năm 1994, Thái Bình) ngay sau khi đăng tải nhận được cơn mưa lời khen từ cộng đồng mạng như: "Hà Nội đẹp và tình quá", "Nhớ Hà Nội thật", "Hà Nội luôn trong tim tôi" …
(CLO) Ban tổ chức cho biết, ước tính có khoảng 30 nghìn người dân và du khách tham dự Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 tại các địa điểm sau hai ngày đầu tiên. Tuy nhiên, số lượng này chỉ mới ước tính tại các điểm có cổng ra vào, còn các không gian mở khác hiện chưa thống kê được.
(CLO) Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật (Bộ VHTT&DL) tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tài năng trẻ - Nguồn lực sáng tạo và phát triển văn hoá, nghệ thuật”.
(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, ngày 12/11/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng.
(CLO) Sáng 12/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra sự kiện Lễ tiếp nhận tác phẩm hội họa của vua Hàm Nghi: “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)”.
(CLO) Những ngày này, ở khu vực chợ Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều loài hoa chơi Tết như hoa mận, hoa lê, hoa đào… được các tiểu thương tại đây bày bán nhiều thu hút người dân và du khách tới mua.
(CLO) UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở ngành hoàn tất các thủ tục pháp lý để lập hồ sơ xếp hạng di tích biệt thự trăm tuổi (nhà lầu ông Phủ) ở TP Biên Hòa. Tuy nhiên, hiện tại căn biệt thự này chưa xác định được người thừa kế.
(CLO) Triển lãm gốm “Hiện Linh” của Giáo sư, Viện sĩ, Họa sĩ Ngô Xuân Bính khai mạc vào ngày 10/11 tại Hà Nội trưng bày gần 200 tác phẩm gốm độc đáo mong muốn gửi gắm tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, thế hệ tiếp nối, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt Nam.
(CLO) Mới đây, Tạp chí du lịch World Expeditions đã đưa ra danh sách 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất ở châu Á, trong đó nước Việt Nam xếp vị trí thứ 2.