Giữ chân người lao động ở thành phố, tiền chưa phải là tất cả

27/08/2021 12:28

(CLO) Theo TS Nguyễn Đức Kiên, lãnh đạo Hà Nội không bắt người lao động tự do phải về quê lấy giấy xác nhận của địa phương. Thay vào đó, người lao động chỉ cần tới UBND phường đã đăng ký thường trú (KT2) là được.

Sự thay đổi tích cực của Hà Nội

Mới đây, nhằm hỗ trợ người lao động chịu tác động bởi đại dịch Covid-19, Chính phủ đã công bố gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Ngay lập tức, các địa phương bắt đầu triển khai một số giải pháp nhằm giải ngân gói hỗ trợ này. 

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ khẳng định: Giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho người lao động ở thời điểm hiện tại, chính là gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng.

TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: Hà Nội cần phải có sự thống nhất, tại các quận, huyện, phường, xã trong việc giải ngân gói hỗ trợ này.

TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: Hà Nội cần phải có sự thống nhất, tại các quận, huyện, phường, xã trong việc giải ngân gói hỗ trợ này.

Theo TS Nguyễn Đức Kiên, vừa qua, Hà Nội cũng đã có công văn khẩn về việc giải ngân gói hỗ trợ này. Trong đó, lãnh đạo Hà Nội không bắt người lao động tự do phải về quê lấy giấy xác nhận của địa phương. Thay vào đó, người lao động chỉ cần tới UBND phường đã đăng ký thường trú (KT2) là được.

“Đây là một thay đổi rất nhanh của Hà Nội, tôi hy vọng TP.HCM cũng sẽ làm được như vậy, để hỗ trợ được tốt đa người lao động đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19”, TS Nguyễn Đức Kiên nói.

Dù vậy, một số ý kiến cho rằng, việc Hà Nội đẩy nhanh quá trình giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, sẽ tạo ra bất cập người cần thì không được hỗ trợ, và người không cần lại có tên trong danh sách của địa phương.

Nhận định về quan điểm này, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Ngay cả Mỹ, một siêu cường thế giới cũng rất khó kiểm soát được các đối tượng cần được hỗ trợ tài chính.

Tuy nhiên, trong thời điểm này, để gói hỗ trợ này đến được với người đáng được nhận, cần phải phát huy các yếu tố cơ sở, ở đây chính là mặt trận tổ quốc, cảnh sát khu vực và trách nhiệm của các tổ trưởng tổ dân phố, người nắm rõ khu dân cư nhất.

Dù vậy, qua kinh nghiệm thực tế, TS Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh: Hà Nội cần phải có sự thống nhất, tại các quận, huyện, phường, xã trong việc giải ngân gói hỗ trợ này.

Hỗ trợ người lao động, tiền chưa phải là tất cả

Ở thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh giãn cách xã hội ở một số địa phương, một lực lượng lớn người lao động đã rời bỏ thành phố, tạm thời về quê để tránh dịch.

Về dài hạn, khi các địa phương kiểm soát được dịch bệnh, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất trở lại, gần như chắc chắn sẽ thiếu lao động. Do đó, để giữ chân người lao động, giới chuyên gia nhận định, gói 26.000 tỷ đồng của Chính phủ là chưa đủ.

TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, để giữ người lao động, phải xem xét chính quyền sở tại, nơi họ đăng ký tạm trú có hỗ trợ gì để giúp họ vượt qua khó khăn này hay không. Chủ nhà trọ có hỗ trợ giảm giá tiền nhà hay không. Trong trường hợp chủ nhà vẫn thu tiền đều mỗi tháng, thì việc giữ chân rất khó.

“TP.HCM đang vận động chủ nhà trọ hỗ trợ người dân, người lao động giảm giá tiền thuê nhà. Đây là một giải pháp hay cần được nhân rộng”, TS Kiên nói.

Trước đó, vào ngày 26/8, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có công văn, về  việc hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Trong công văn này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quy định một số đối tượng người lao động được nhận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.

Cụ thể, một số đối tượng hỗ trợ người lao động làm việc trong các ngành nghề bị mất việc làm do phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu tại các văn bản chỉ đạo của UBND TP; người lao động bị cách ly, cư trú trong khu vực bị phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Người lao động tự do được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện: Cư trú hợp pháp; bị mất việc làm do phải dừng hoạt động trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến 31/12/2021.

Đối với người lao động làm việc không có giao kết hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội; người lao động làm việc có ký hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội trong các hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng được hỗ trợ.

Đối với lao động lao động tự do ngoại tỉnh nhưng chưa đủ thời gian cư trú hợp pháp trên địa bàn được xem xét hỗ trợ theo quy định nếu đáp ứng đúng quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Giữ chân người lao động ở thành phố, tiền chưa phải là tất cả
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO