Giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT 2021, Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo

Chủ nhật, 13/12/2020 09:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giữ vững ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo, giám sát kỳ thi để đảm bảo sự nghiêm túc của kỳ thi là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị trực tuyến giáo dục ĐH với những đề xuất định hướng tuyển sinh giai đoạn 2021-2025.

Nhiều chuyên gia giáo dục kiến nghị bỏ điều chỉnh nguyện vọng, thi trên máy tính. Ảnh minh họa.

Nhiều chuyên gia giáo dục kiến nghị bỏ điều chỉnh nguyện vọng, thi trên máy tính. Ảnh minh họa.

Đề xuất thành lập các trung tâm khảo thí độc lập

Cụ thể, nhiều lãnh đạo nhiều trường ĐH ủng hộ việc năm 2021 vẫn giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH như năm 2020. Đó là các trường ĐH sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết hợp với các phương thức xét tuyển khác.

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến giáo dục ĐH với những đề xuất định hướng tuyển sinh giai đoạn 2021-2025.

GS.TS Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội ủng hộ Bộ GD&ĐT cầm trịch trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để các trường ĐH có cơ sở dữ liệu tốt phục vụ công tác tuyển sinh.

Ông Nguyễn Đình Đức cũng cho biết, trong những năm tới, ĐH Quốc gia Hà Nội chuẩn bị bài thi đánh giá năng lực và rất mong Bộ GD&ĐT ủng hộ, các trường ĐH khác cùng tham gia để sử dụng kết quả kỳ thi này vào xét tuyển sinh.

“Trong tương lai xa nên có phương án thành lập các trung tâm khảo thí độc lập để đánh giá; các trường ĐH sử dụng kết quả để tuyển sinh... Về việc thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, trước mắt cần chuẩn bị hành lang pháp lý để vận hành.

Các trường ĐH cũng cần có sự chuẩn bị để có thể 3 - 5 năm tới sẽ đưa vào thực tiễn” - PGS.TS Lê Thu Thủy – Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Ngoại thương đề xuất.

 Bộ GD&ĐT vẫn nên "cầm cái"

Trong khi đó, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết, trong những năm tới trường ĐH Kinh tế quốc dân ủng hộ phương án giữ vững ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng Bộ GD&ĐT giữ vai trò chủ đạo, giám sát kỳ thi để đảm bảo sự nghiêm túc của kỳ thi; nếu có thể nâng cao tính phân loại năng lực thí sinh.

Ông Phạm Hồng Chương ủng hộ việc sử dụng hệ thống chung (đăng ký xét tuyển, lọc ảo và sự phối hợp giữa các trường và các sở giáo dục đào tạo). Cùng với đó là tăng cường ứng dụng CNTT, tiến tới thi trên máy. Ông Phạm Hồng Chương cũng kiến nghị xây dựng các trung tâm khảo thí có uy tín, năng lực để các trường ĐH có thể sử dụng kết quả trong xét tuyển.

GS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết: “Qua việc các trường đăng ký phương án tuyển sinh, có ít nhất 50% chỉ tiêu của các trường vẫn dựa trên kỳ thi. Chứng tỏ đây vẫn là kỳ thi quan trọng với tuyển sinh của các trường, đỡ tốn kém và vất vả cho cả thí sinh và nhà trường”.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Hữu Tú cũng cho rằng: “Bộ tiếp tục duy trì lọc ảo. Vừa qua, vấn đề lọc ảo đã giúp tỷ lệ ảo của các trường giảm đi rất nhiều, gần như không có. Bộ GD&ĐT vẫn nên giữ vai trò “cầm cái” để đảm bảo kỳ thi tuyệt đối nghiêm túc. Qua đó, các trường mới tin tưởng sử dụng kết quả. Đề thi đảm bảo tính phân loại tốt, nếu vấn đề này làm tốt thì các trường sẽ sử dụng hiệu quả hơn”. 

Đại diện ĐH Đà Nẵng ủng hộ cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH dựa trên kết quả thi này. Nhưng có kiến nghị tích hợp lọc ảo những phương thức tuyển sinh khác nhau, để tất cả các trường cùng tham gia vào hệ thống.

Đại diện của ĐH Đà Nẵng đề xuất xem xét bỏ điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh, vì dẫn tới tình trạng lộn xộn.

Trước những ý kiến này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ, phương án tổ chức kỳ thi riêng là quyền tự chủ của các trường. Nhiều trường phối kết hợp tổ chức kỳ thi để đảm bảo thí sinh không phải tham dự quá nhiều kỳ thi trong năm.

Bộ GD&ĐT khuyến khích cho thí sinh đăng ký xét tuyển với nhiều hình thức khác nhau trên cùng 1 phiếu, tránh tình trạng ảo khi các em lựa chọn những phương thức xét tuyển khác nhau. Và, khi đó, thí sinh không bị áp lực phải xác nhận với các trường.

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục