Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM):

Giữ vững vai trò trụ cột, là cân đối lớn của ngành xi măng Việt Nam

Thứ năm, 22/07/2021 10:54 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ hàng chục năm nay, các thương hiệu xi măng của VICEM đã in sâu vào trong tiềm thức người tiêu dùng. Trải nhiều thăng trầm lịch sử, VICEM ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định được vai trò trụ cột, là cân đối lớn của ngành xi măng Việt Nam.

Thương hiệu gắn liền với các công trình trọng điểm của Quốc gia

Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập ngày 14/11/1994, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91.

Hiện nay, VICEM có 10 nhà máy sản xuất xi măng với 16 dây chuyền sản xuất, công suất 20 triệu tấn clinker và 27 triệu tấn xi măng/năm. Các nhà máy xi măng của VICEM có công nghệ hiện đại từ các nước EU, G7, được phân bố khắp đất nước. Các thương hiệu xi măng của VICEM đã xây dựng các công trình trọng điểm của Quốc gia, công trình công nghiệp và dân dụng trên cả nước, ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của VICEM, tổng sản phẩm tiêu thụ mặt hàng xi măng, clinker toàn xã hội (bao gồm xuất khẩu) 6 tháng đầu năm 2021 đạt 52,43 triệu tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thị trường xi măng trong nước đạt 31,11 triệu tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng của VICEM đạt 10,57 triệu tấn, tăng 4,8%, chiếm 33,98% thị phần (tăng 0,42% thị phần so với cùng kỳ).

Về sản lượng xuất khẩu xi măng toàn xã hội trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 8,93 triệu tấn, tăng 46,7% so với cùng kỳ, trong đó VICEM xuất khẩu 2,08 triệu tấn, tăng 30,6%. Xuất khẩu clinker toàn xã hội ước đạt 12,39 triệu tấn, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm 2020 (riêng VICEM xuất khẩu 466.000 tấn, giảm 1,1%).

vicem-truso

Tăng trưởng vững chắc

Theo ông Lê Nam Khánh – Tổng giám đốc VICEM, mặc dù dịch Covid-19 bùng phát với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro, song cán bộ công nhân viên và người lao động VICEM đã đoàn kết, tập trung quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện các giải pháp trong điều hành sản xuất kinh doanh, do vậy sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt được kết quả khả quan.

Theo đó, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính của toàn Tổng Công ty là 14,773 triệu tấn, bằng 107,4% cùng kỳ 2020. Trong đó, tiêu thụ sản phẩm xi măng 12,654 triệu tấn, bằng 108,3% cùng kỳ 2020. Sản lượng sản xuất clinker 6 tháng đầu năm 2021 của toàn VICEM đạt 10,72 triệu tấn, tăng 1,4% (tương đương tăng 144.000 tấn) so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu thuần đạt 16.436 tỷ đồng bằng 105,2% so với cùng kỳ 2020.

Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế toàn Tổng Công ty thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 là 1.250,4 tỷ đồng, đạt 52,8% kế hoạch năm 2021; tăng 233,9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020 (tăng 23%). Trong đó lợi nhuận Công ty mẹ VICEM đạt 433,5 tỷ đồng, tăng 37,8% so với cùng kỳ (tăng 119 tỷ đồng). Tại các Công ty sản xuất xi măng, lợi nhuận 6 tháng đạt 800,4 tỷ đồng, tăng 124,8 tỷ đồng (tăng 18,5%) so với cùng kỳ.

Về kết quả tiêu thụ sản phẩm 6 tháng đầu năm 2021, ông Hiện cho biết, hầu hết các đơn vị thành viên đều có sản lượng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020, ngoại trừ VICEM Bút Sơn và VICEM Sông Thao thực hiện tiệm cận so với cùng kỳ. Đặc biệt là tồn kho clinker đến hết ngày 30/6/2021 là 741.000 tấn (tương đương 12 ngày sản xuất) giảm 703.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020, trong đó tồn kho ngoài bãi là 101.000 tấn, giảm 612.000 tấn, tương đương giảm 85,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Giữ ổn định sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh

Theo Báo cáo thường niên VNCA 2020, năm 2021 sẽ là năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp xi măng, nhất là đối với các thương hiệu mới, đơn vị mới đi vào sản xuất. Khó khăn lớn nhất là thị trường tiêu thụ nội địa chững lại, trong khi nhu cầu thị trường vẫn tăng. Xuất khẩu tăng nhưng không bền vững, hiệu quả giảm sút. Bên cạnh đó, việc đầu tư đổi mới công nghệ diễn ra chậm, chi phí sản xuất cao, giá thành sức cạnh tranh chưa cao; sự phối hợp, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất clinker, xi măng với các doanh nghiệp phụ trợ trong nước đang ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng.

Đối với thị trường xuất khẩu, VICEM đánh giá, dự kiến tốc độ tăng trưởng quý III/2021 không cao như quý II và 6 tháng đầu năm 2021. Đối với xi măng, dự kiến tăng 9,2% so với cùng kỳ; đối với clinker, dự kiến giảm 9% so với cùng kỳ do Bangladesh vào mùa mưa từ tháng 7/2021, Trung Quốc giảm sản xuất xi măng do chi phí năng lượng tăng cao. Giá clinker xuất khẩu có khả năng suy giảm khi tồn clinker tăng cao.

Đồng chí Lê Nam Khánh – Tổng giám đốc VICEM phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm.

Đồng chí Lê Nam Khánh – Tổng giám đốc VICEM phát biểu tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm.

Xuất phát từ những nhận định nêu trên và căn cứ kế hoạch đăng ký của các đơn vị thành viên, VICEM đặt mục tiêu trong quý III/2021 sản xuất tiêu thụ 7,872 triệu tấn sản phẩm, trong đó xi măng 6,676 triệu tấn, doanh thu thuần 8.890 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 428,5 tỷ đồng, nộp ngân sách theo luật định.

Ông Hà Quang Hiện – Chánh văn phòng Tổng Công ty cho biết, trong dài hạn hơn VICEM đang tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất, tối ưu hóa các dây chuyền công nghệ, phát huy tối đa nội lực.

Bên cạnh đó, cân đối phân bổ năng lực sản xuất phù hợp với từng thương hiệu, đảm bảo cân đối giữa năng lực sản xuất và thị trường. Tập trung thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, các công ty 100% vốn Nhà nước để có nguồn vốn phát triển năng lực sản xuất bằng việc đầu tư mới, hoặc nhận chuyển giao các doanh nghiệp mà Chính phủ, Bộ Xây dựng giao cho VICEM. Đồng thời, tiếp tục đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ để bắt nhịp kịp thời với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tiếp tục quan tâm công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, tham gia các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo...

Việt Cường

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp