Gói 30.000 tỷ hỗ trợ an sinh xã hội: Kỳ vọng lớn lao của hàng triệu lao động

Thứ năm, 02/04/2020 10:01 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Gói hỗ trợ của Chính phủ như chiếc “phao cứu sinh” cho hàng triệu lao động, tạo nên “điểm tựa niềm tin” cho mỗi người dân yên tâm chung tay phòng, chống và sớm đẩy lùi “cơn bão” mang tên Covid-19.

An sinh xã hội là chuyện lớn ở nước ta

Trong 3 năm làm giáo viên mầm non ở Hà Nội, cô Ngân (quê Hải Dương) chưa bao giờ cảm thấy lo lắng, bất an như lúc này. Hằng ngày cô quen với không khí vui đùa của trẻ nhỏ thì nay phải quanh quẩn ở nhà không biết làm gì. Chưa kể, số tiền dành dụm được đang dần cạn đi khi cô nghỉ không lương đã gần 3 tháng nay. “Không có thu nhập nhưng tiền ăn uống hằng ngày vẫn phải chi. Chưa kể tiền điện, nước do ở nhà thường xuyên nên cũng trả nhiều hơn”, cô nói. 

images879225_5_cong_nhan

Ông Nguyễn Văn Hoàng làm thợ hàn, ở đầu phố Lò Đúc – Hà Nội trước đây vốn không quá quan tâm đến những con số % suy giảm về kinh tế thường xuyên được nhắc đến trên truyền hình khi dịch Covid-19 vừa ập đến. Nhưng đến thời điểm này, khi con trai và con gái ông vừa được công ty cho nghỉ không lương vô thời hạn vì ngành du lịch lao dốc, cửa hàng gần như không còn duy trì hoạt động thì ông như đang “ngồi trên đống lửa”, chỉ mong các chính sách hỗ trợ của Nhà nước sớm đến với người dân và dịch nhanh chóng qua đi để người lao động trở lại làm việc, cải thiện cuộc sống. Những gia đình như ông Hoàng, cô Ngân chỉ là số ít trong hàng triệu lao động của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19, phải “gồng mình” mưu sinh cho qua mùa dịch. 

Tình hình đáng lo ngại khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dịch bệnh đang làm gia tăng tình trạng nghỉ việc không lương, thất nghiệp, thậm chí kéo theo những vấn đề về an ninh, trật tự. “An sinh xã hội là câu chuyện lớn ở nước ta. Chúng ta bàn nhiều thứ nhưng cuối cùng vẫn là đời sống của nhân dân, của công nhân, đối tượng chính sách”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, cắt giảm nhân sự nên số lượng người lao động thất nghiệp tăng cao. Cũng theo thống kê của Bộ này, đến nay đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp giảm quy mô, dẫn đến số lượng lao động mất việc, giãn việc ngày càng tăng. Chỉ tính riêng trong tháng 2/2020, số người thất nghiệp đến nộp hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 1/2020 (30.000 người) và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, do bệnh dịch lan rộng với tốc độ chóng mặt, sản xuất đột ngột bị đình đốn, nên chính sách tiền tệ dù có nới lỏng cũng chưa thể giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất ngay được. Tương tự, hạ lãi suất cũng không lôi kéo được người tiêu dùng trở lại các trung tâm mua sắm hay du khách quay trở lại với các hãng hàng không, bởi họ lo ngại về lây nhiễm bệnh nhiều hơn là chi phí. Ngay như TP.HCM, đầu tàu kinh tế Việt Nam, đã phải sử dụng đến giải pháp tạm dừng các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng... đến hết tháng 3. Biện pháp quyết liệt này đồng nghĩa với việc đánh đổi các chỉ số kinh tế sẽ thấp xuống, các doanh nghiệp sẽ chấp nhận thêm khó khăn và nhiều lao động sẽ bị ảnh hưởng. Chính quyền thành phố thống kê có tới 600.000 người lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Vì vậy, TP.HCM là địa phương đầu tiên hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng cho 600.000 lao động mất việc làm. “Thành phố cần bàn đến việc này, người lao động không có lương trong 2 tuần, 4 tuần thì sống thế nào?”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đặt vấn đề khi đưa ra quyết sách “tặng tiền” cho dân.

 “Phao cứu sinh” cho hàng triệu lao động 

Trước tình thế cấp bách đòi hỏi phải lo cho cuộc sống nhân dân, chiều 31/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm… để họ có thu nhập bảo đảm đời sống ở mức tối thiểu, là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo, những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế trong bối cảnh hiện nay.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về các mức hỗ trợ trực tiếp với tổng số tiền ước tính khoảng 28.000-30.000 tỷ đồng, cả ngân sách Trung ương và địa phương. Cụ thể, hỗ trợ trực tiếp hộ nghèo 1 triệu đồng/người/tháng, trước mắt hỗ trợ 3 tháng (tháng 4, 5, 6); Hỗ trợ cho một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội, người có công với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

xuat-khao-lao-dong-nhat-ban-nganh-may-mac-abwork

Thủ tướng giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, có tiêu chí hỗ trợ cụ thể theo nguyên tắc chỉ hỗ trợ một bộ phận thực sự khó khăn, bị mất việc, không hỗ trợ cho tất cả các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công. Với người lao động có hợp đồng làm việc với doanh nghiệp nhưng phải nghỉ việc, làm việc bán thời gian, nghỉ không lương, giảm thu nhập, mức hỗ trợ dự kiến 1,8 triệu đồng/người/tháng (tức 50% lương tối thiểu), trước mắt hỗ trợ cho 3 tháng 4,5,6.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn chi trả thêm tối thiểu 50% lương tối thiểu hằng tháng. Nếu doanh nghiệp không đủ nguồn để chi trả tối thiểu 50% lương tối thiểu cho lao động thì thực hiện vay Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam với lãi suất ưu đãi và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước bổ sung nguồn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Với hộ kinh doanh cá thể phải tạm ngừng kinh doanh gặp khó khăn nhất do Covid-19, dự kiến mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/tháng trong ba tháng 4,5,6. Người lao động tự do không có hợp đồng, mất việc hoặc không có việc làm sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, trong 3 tháng 4,5,6. Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch UBND các địa phương phải xác định rõ đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, không được gian dối, trục lợi.

Đánh giá về chính sách hỗ trợ trên, PGS. TS. Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho rằng, Chỉ thị đã được ban hành kịp thời, song cần khẩn trương xây dựng các tiêu chí thực thi và tính toán cách thức thực hiện thật hiệu quả, đặc biệt là khâu giám sát để tránh việc “trục lợi chính sách”. Về khía cạnh thực thi chính sách, theo ông Long, điều quan trọng nhất là phải xác định đúng đối tượng thụ hưởng với những tiêu chí xác đáng và cụ thể để tránh tình trạng hỗ trợ “sai địa chỉ”. 

Theo TS Võ Trí Thành, cần có nhiều phương án để bảo đảm quyền lợi cho người lao động và các đối tượng yếm thế dễ chịu tổn thương như không được đóng bảo hiểm, không có lương... Ngoài ra, nhiều ý kiến đề xuất các giải pháp mạnh tay hơn như hỗ trợ người dân thông qua giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân để bớt gánh nặng chi tiêu, kích cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, cần gắn chương trình chuyển dịch lao động tạm thời với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động dài hạn. Chính phủ cần có thêm chính sách đào tạo và đào tạo lại cho lao động có nhu cầu trong thời gian thất nghiệp để họ có cơ hội việc làm tốt hơn sau khi hết dịch, bước vào thời kỳ kinh tế phục hồi.

Trước mắt Nhà nước có thể giảm áp lực tài chính cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Một số ý kiến cho rằng có thể cho chậm quyết toán thuế từ 6 tháng tới 1 năm để người lao động có thể chuyển số tiền đáng ra phải thực hiện nghĩa vụ thuế sang phục vụ chi tiêu cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, việc giảm giá điện, nước, Internet trong bối cảnh người dân phải ở nhà nhiều hơn nhưng thu nhập ít hơn cũng cần được tính đến.

Ngoài ra, các nhà băng nên giảm lãi suất và các khoản phí cho khách hàng, không chuyển nhóm nợ của các cá nhân bị ảnh hưởng vì dịch. Cuối cùng, cách quan trọng nhất là tạo cơ hội, điều kiện để những lao động mất việc do bị ảnh hưởng dịch sớm tìm kiếm thu nhập khác thông qua sự dịch chuyển công việc tạm thời, qua đó giúp họ ổn định cuộc sống, chuẩn bị tốt tinh thần để quay trở lại công việc khi dịch bệnh được khống chế.

Ngọc Thành

Tags:

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp