Gói kích thích COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Mỹ giải ngân thế nào?

Thứ ba, 09/03/2021 16:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua gói kích thích kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la và gói cứu trợ COVID-19 mà các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ tạo tiền đề cho sự phục hồi sau đại dịch virus Corona ở Hoa Kỳ.

Quốc hội Mỹ đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để thông qua gói kích thích khổng lồ lên tới 1,9 nghìn tỷ đô la - Ảnh: Getty

Quốc hội Mỹ đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để thông qua gói kích thích khổng lồ lên tới 1,9 nghìn tỷ đô la - Ảnh: Getty

Bài liên quan

Hai viện của Quốc hội Mỹ đang rất tích cực trong việc thúc đẩy các thủ tục pháp lý để nhanh chóng triển khai gói kích thích đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Joe Biden. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết hôm thứ Hai (8/3) rằng, dự luật sẽ giúp Hoa Kỳ trở lại trạng thái “toàn dụng lao động” vào năm tới.

“Chúng ta đang có một sự phục hồi hình chữ K, trong đó những người có thu nhập cao đang làm tốt hơn nhiều so với những người ở cuối bậc thang kinh tế - người lao động lương thấp và dân tộc thiểu số”, bà Yellen nói trong một cuộc phỏng vấn trên hãng tin MSNBC.

Trong khi đó, chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng Hạ viện có khả năng sẽ bỏ phiếu thông qua với những bổ sung và điều chỉnh của dự luật vào thứ Tư (10/3) trước khi chuyển tới Tổng thống Joe Biden để ký ban hành.

Dự luật cung cấp các khoản thanh toán trực tiếp cho cá nhân công dân Hoa Kỳ, tín dụng thuế cho các gia đình có trẻ em và hàng trăm tỷ đô la gói cứu trợ cho chính quyền địa phương và tiểu bang, quỹ hưu trí, doanh nghiệp nhỏ, trường học công lập và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Dưới đây là những điểm nổi bật trong dự luật cứu trợ COVID-19 được Thượng viện thông qua vào ngày 6/3 và hiện đang chờ Hạ viện Hoa Kỳ thông qua lần cuối:

Thanh toán trực tiếp 1.400 đô la

Dự luật quy định khoản tiền ước tính là 225 tỷ đô la cho các khoản thanh toán trực tiếp một lần, lên đến 1.400 đô la cho những người Mỹ có thu nhập trung bình và thấp hơn. Điều kiện để người dân nhận các chi phiếu là những người nộp thuế cá nhân từ 80.000 đô la mỗi năm trở xuống.

Các khoản thanh toán sẽ bắt đầu được Bộ Tài chính Hoa Kỳ phân phối cho khoảng 160 triệu công dân Hoa Kỳ trong vòng vài ngày sau khi dự luật trở thành luật.

Đại dịch khiến số người thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt - Ảnh: Reuters

Đại dịch khiến số người thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt - Ảnh: Reuters

Trợ cấp thất nghiệp

Dự luật tiếp tục hỗ trợ đại dịch thất nghiệp liên bang 300 đô la một tuần được trả trên tiền trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang. Dự luật giúp tránh việc hết hạn các quỹ phúc lợi đó vào ngày 14 tháng 3 và kéo dài đến ngày 6 tháng 9.

Đề xuất ban đầu của Tổng thống Joe Biden là tăng trợ cấp thất nghiệp liên bang lên 400 đô la một tuần từ mức 300 đô la một tuần hiện tại, nhưng điều đó đã bị cắt giảm do lo ngại nó sẽ làm khó cho các doanh nghiệp thuê lao động bị sa thải.

Viện trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương

Dự luật quy định chi 350 tỷ đô la hỗ trợ tài chính cho các tiểu bang, thành phố và chính quyền các bộ lạc (dân tộc thiểu số), để trang trải các chi phí phụ trội và thiếu hụt doanh thu phát sinh trong đại dịch.

Dự luật sửa đổi của Thượng viện tìm cách hạn chế cách sử dụng quỹ, cấm cứu trợ các quỹ hưu trí công và đảm bảo các bang nhỏ hơn sẽ nhận được phần tài trợ công bằng của họ.

Tài trợ cho trường học

Dự luật cung cấp 130 tỷ đô la tài trợ cho các trường tiểu học và trung học công lập trong ba năm tới để bắt đầu mở cửa trở lại và phục hồi sau khi ngừng hoạt động đã khiến học sinh Hoa Kỳ mất tới một năm học.

Hỗ trợ giảm nghèo trẻ em

Dự luật tìm cách hỗ trợ giảm nghèo cho trẻ em, vốn đã trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch, bằng cách mở rộng tín dụng thuế với các gia đình có trẻ em của liên bang. Khoản tín dụng này dành cho những người đóng thuế có thu nhập lên đến 200.000 đô la một năm có con sống trong hộ gia đình của họ ít nhất nửa năm.

Dự luật tăng khoản tín dụng thuế cho các gia đình có trẻ em từ 2.000 lên 3.000 đô la và cho phép Sở thuế vụ thanh toán bằng tiền mặt trong nửa cuối năm.

Không tăng lương tối thiểu

Dự luật không điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu liên bang lên 7,25 đô la một giờ được thiết lập lần cuối vào năm 2009. Mức lương tối thiểu khác nhau giữa các tiểu bang nhưng ít nhất phải bằng tiêu chuẩn liên bang.

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua việc tăng lương tối thiểu liên bang lên 15 đô la một giờ, nhưng điều khoản này thiếu sự ủng hộ trợ tại Thượng viện để vượt qua các rào cản thủ tục và đã bị loại bỏ.

Dự luật trợ cấp bảo hiểm y tế và tài trợ cho việc mua sắm, thử nghiệm và truy tìm nguồn góc virus - Ảnh: AP

Dự luật trợ cấp bảo hiểm y tế và tài trợ cho việc mua sắm, thử nghiệm và truy tìm nguồn góc virus - Ảnh: AP

Trợ cấp bảo hiểm y tế

Dự luật bao gồm trợ cấp bảo hiểm y tế cho những người bị mất việc làm. Theo luật hiện hành của Hoa Kỳ, những người bị mất việc làm có thể tiếp tục tham gia chương trình sức khỏe của công ty họ trong tối đa 18 tháng.

Dự luật cứu trợ COVID-19 sẽ cung cấp cho những người này khoản trợ cấp hàng tháng 100% cho đến cuối tháng 9. Nó cũng mở rộng sự sẵn có của các kế hoạch bảo hiểm y tế trên các sàn giao dịch do chính phủ ủy quyền theo Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng.

Vắc xin, thử nghiệm và truy tìm nguồn gốc

Dự luật duyệt chi 14 tỷ đô la cho việc phân phối và cung cấp vắc xin khi chính quyền Biden nỗ lực tiêm phòng cho tất cả người lớn ở Mỹ vào cuối tháng Năm. Dự luật cũng bao gồm 8,5 tỷ đô la cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở nông thôn, 45 tỷ đô la cho thuê và hỗ trợ thế chấp và mở rộng lệnh cấm trục xuất của liên bang đến hết tháng 9 và 30 tỷ đô la cho các cơ quan vận chuyển công cộng.

Luật cũng cung cấp tài trợ liên tục cho Chương trình Bảo vệ Tiền lương của chính phủ liên bang, chương trình này cung cấp các khoản trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ cam kết giữ nhân viên trong biên chế của họ.

Phan Nguyên

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h