Gợi ý đáp án đề thi Ngữ Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021

Thứ tư, 07/07/2021 11:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, ở phần làm văn, ở câu 1 nếu thí sinh biết liên hệ đến nhận nhận thức và hành động của bản thân về sự cần thiết phải sống cống hiến sẽ được điểm cao khi trả lời câu hỏi này.

Sáng nay, gần 1 triệu thí sinh đã hoàn thành bài thi Ngữ Văn, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Đề Ngữ Văn năm nay được đánh giá không gây bất ngờ cho thí sinh. Đặc biệt phần nghị luận văn học yêu cầu học sinh viết cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh. Đây là bài thơ quen thuộc, nhận được nhiều sự yêu thích của nhiều thế hệ học sinh.

Sau khi có đề thi, các chuyên gia luyện thi đến từ hệ thống giáo dục học mãi đã bước đầu có gợi ý đáp án.

Cụ thể, ở phần đọc, theo các chuyên gia, câu 1 phải nêu được: "Trong đoạn trích, sự ra đời của một dòng sông được diễn ra như sau: Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên, mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa vào với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi, một dòng sông ra đời".

Báo Công luận

Trong khi đó ở Câu 2, đáp án gợi ý : "Món quà cuối cùng nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả là những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới được hình thành từ những vùng châu thổ màu mỡ".

Câu 3 học sinh phải nêu được: Những câu văn giúp con người hiểu được: Về dòng chảy của nước: Hiền hòa, dịu nhẹ, là người bạn chứng kiến, gắn bó với cuộc sống của con người. Về cuộc sống của con người: Bình yên, giản dị, đầm ấm, hạnh phúc".

Theo nhận định của các chuyên gia, câu 4 là một câu hỏi mở. Học sinh nêu cách hiểu của cá nhân. Cần lí giải thuyết phục, hợp lí. Sau đây là gợi ý: "Cuộc sống là một hành trình dài. Trong hành trình ấy, con người cần gắn kết với thế giới xung quanh, cống hiến những gì đẹp đẽ nhất cho cuộc đời.

Cuộc đời riêng của mỗi người là một phần của cuộc sống, hãy biết hòa nhập vào cuộc đời chung để tạo nên những điều tốt đẹp.

Cuộc sống có ý nghĩa khi con người sống hết mình, trân trọng từng giây phút trong cuộc đời".

Đề thi Ngữ Văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (ảnh TL).

Đề thi Ngữ Văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (ảnh TL).

Trong phần II (làm văn), ở câu 1 (2,0 điểm) đề bài yêu cầu, từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

Theo đó, các thí sinh phải làm bài đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm). Viết thành đoạn văn (khoảng 200 chữ). Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

Thí sinh phải xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm) đó là sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Khi triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm), thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải biết sống cống hiến.

Có thể theo hướng sau như "giải thích cống hiến là tự nguyện dâng hiến công sức, đóng góp sức mình cho cộng đồng, xã hội.  Khẳng định vai trò, sự cần thiết của lẽ sống cống hiến.

Phần bình luận cần nêu được sống cống hiến tạo ra sức mạnh to lớn cho cộng đồng, lan tỏa những năng lượng tích cực, những thông điệp có ý nghĩa, góp phần làm cho xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh.

Sống cống hiến mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi cá nhân, định hướng giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình, có ý thức trách nhiệm với bản thân, với đất nước. Sống cống hiến thể hiện nét đẹp truyền thống của ông cha ta.

Học sinh còn chứng minh cho sự cần thiết phải biết sống cống hiến. Các chuyên gia gợi ý, học sinh nên đưa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vì độc lập của dân tộc, đã dành trọn cả cuộc đời cống hiến cho đất nước, cho nhân dân.

Tấm gương các y bác sĩ đã toàn tâm, toàn lực đi sâu vào vùng dịch bệnh để cùng nhân dân các tỉnh, thành phố khoanh vùng dịch, dập dịch không quản ngại khó khăn, gian khổ.

Bài viết cũng cần phải lên hệ, mở rộng như: Liên hệ đến nhận nhận thức và hành động của bản thân về sự cần thiết phải sống cống hiến Có suy nghĩ đúng đắn, hành động thiết thực vì lợi ích chung của cộng đồn. Phê phán những con người sống vị kỉ, vụ lợi"

Các chuyên gia đến từ hệ thống giáo dục học mãi cũng cho rằng nếu bài viết đúng chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm) như: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. Nếu cách viết sáng tạo (0,25 điểm) khi thí sinh có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Cũng liên quan đến đề thi Ngữ Văn năm nay, cô Phạm Thị Thu Phương - Giáo viên Tuyensinh247.com cung có những gợi ý đáp án. Trong đó, ở bài nghị luận văn học cô giáo Phương cho rằng: Trong phần mở bài, học sinh phải giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh. Cụ thể, Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Bà được xem là một trong những người viết thơ tình hay nhất trong nền thơ Việt Nam. Đó là tình yêu vừa nồng nàn, sôi nổi, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, lại lắng sâu trải nghiệm những suy tư.

Ngoài ra, học sinh còn phải giới thiệu tác phẩm. Trong đó nêu được, “Sóng” là tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968. Tác phẩm đã thể hiện khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá. Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnh liệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí.

Và học sinh cũng phải giới thiệu luận đề: "Cảm xúc về đoạn trích. Nhận xét vẻ đẹp  nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh".

Trong phần thân bài nêu được, theo cô giáo Phương học sinh nêu đoạn trích nằm trong tác phẩm “Sóng” thuộc giới hạn từ khổ thơ thứ 3 đến khổ thơ thứ 5. Đoạn trích nói đến khát vọng tự nhận thức và nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ.

Cảm nhận đoạn trích cho thấy khát vọng tự nhận thức của người con gái trong tình yêu (Khổ 3 và khổ 4)

Hình tượng “sóng” diễn tả bản chất của tình yêu – sự bí ẩn không thể lý giải được của tình yêu: "Trước muôn trùng sóng bể.../Khi nào ta yêu nhau".

Theo cô giáo Phương, ở khổ thơ này, nhân vật “em” đã trực tiếp xuất hiện, đối diện với muôn trùng sóng biển, với bao la đất trời, em đã nghĩ về biển lớn tình yêu của mình: “Trước muôn ... lên”.

Biện pháp điệp từ và điệp cấu trúc câu “em nghĩ về” cùng những câu hỏi dồn dập: “Từ khi nào sóng lên? Gió bắt đầu từ đâu? Khi nào ta yêu nhau?” đã diễn tả sự trăn trở, khắc khoải của em khi nghĩ về tình yêu.  

Cô giáo này còn cho rằng, bài viết của các em cần nếu được, khi tình yêu đến, như một lẽ tự nhiên, thường tình, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu: “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”.

Tuy nhiên quy luật của thiên nhiên, đất trời còn có thể lý giải được bằng những tri thức, sự hiểu biết nhưng cội nguồn của tình yêu thì không thể nào định nghĩa được một cách rõ ràng.

Bởi lẽ tình yêu thuộc về những cung bậc cảm xúc, nó là những rung động hết sức phong phú của mỗi tâm hồn.

Nhà thơ chỉ còn biết thú nhận sự bất lực của mình một cách rất đáng yêu: “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau” Hai câu thơ có cấu trúc đảo (đáp trước, hỏi sau) đã diễn tả thật thành công sự bối rối và cả niềm hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu". 

Ngoài ra theo chuyên gia này, khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm hồn con người ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. 

“Sóng nhớ bờ” là nỗi nhớ vượt qua không gian, “Ngày đêm không ngủ được” là nỗi nhớ vượt qua thời gian. Đó là nỗi nhớ tha thiết khôn nguôi, khắc khoải đến tận cùng. 

Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh nói đến nỗi nhớ của em đối với anh: “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Đây có thể xem là hai câu thơ hay nhất trong bài. Hơn cả sóng, nỗi nhớ của em không chỉ bao trùm không gian, thời gian mà còn ăn sâu vào tiềm thức, vào vô thức. 

Em đã hóa thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm hồn em để trở nên có linh hồn thao thức. 

Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.

"Học sinh khi làm bài phải nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh chính là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ khi yêu được thể hiện một cách dịu dàng, đằm thắm.

Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tình yêu được thể hiện trong bài thơ vừa mạnh mẽ, nồng nàn lại vừa dịu dàng, sâu lắng, chính nó đã làm nên vẻ đẹp nữ tính trong hình tượng sóng.

Tình yêu đó còn chan chứa sự trăn trở, suy tư của người con gái khi yêu. Những băn khoăn, âu lo được Xuân Quỳnh thể hiện vô cùng mềm mại, nữ tính qua những câu hỏi như: Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau. 

Tính nữ đó còn được thể hiện một cách bình thường, dung dị qua khao khát hạnh phúc đời thường - khao khát thường trực thể hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là nỗi nhớ da diết, cháy bỏng, "cả trong mơ còn thức" của người con gái khi yêu. Là tình yêu mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, sóng gió. Đó còn là khát khao tận hiến, khát vọng được hóa thân, được hòa nhập vào biển lớn tình yêu.

Từ đó rút ra, bài thơ Sóng chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm cho thấy vẻ đẹp tâm hồn cũng như tấm lòng trắc ẩn của người phụ nữ khi yêu" - cô giáo Phương nhấn mạnh.

Cuối cùng theo cô giáo Phương: ở phần kết bài học sinh cần khái quát lại giá trị nội dung của đoạn trích như khát vọng tự khám phá và nỗi nhớ trong tình yêu của người con gái.

Đưa ra nhận định, cảm xúc của bản thân về nét nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh và khái quát lại giá trị nghệ thuật.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục