Góp những ngọn lửa cho khát vọng Việt Nam thịnh vượng

Thứ năm, 06/12/2018 07:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo cáo “Việt Nam 2035” do Chính phủ Việt Nam và nhóm Ngân hàng Thế giới thực hiện, công bố từ 2016 được nhắc nhiều trong những ngày qua. Và thực tế, những dòng chữ trong đó đã, đang và phải là điểm tựa, động lực, đích đến của các chương trình cải cách ở mọi lĩnh vực, cho một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, dân chủ, công bằng.

1. Đầu tháng 12/2018, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du của Đại học Fulbright Việt Nam đã khiến cộng đồng mạng thao thức qua câu hỏi “Khát vọng Việt Nam đang ở đâu?” trên Tuần Việt Nam.

Ông nói về lịch sử đất nước, cảm nhận được sự vĩ đại của dân tộc trong thời kỳ giữ nước. Khi đất nước lâm nguy, lớp lớp người Việt sẵn sàng hy sinh để giành lại độc lập, đã tập hợp và phát huy được trí tuệ tập thể, cả dân tộc hướng về một phía, sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất để đánh tan cả những đội quân mạnh hơn mình rất nhiều lần. Sự vĩ đại ấy, chính là khát vọng Việt Nam, khát vọng độc lập, không chịu khuất phục bất kỳ ai và quyết tâm làm cho bằng được.

Đất nước kể từ ngày thống nhất, thù trong giặc ngoài, cấm vận bủa vây, đã chuyển mình bằng khát vọng Đổi mới, có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín đáng trân trọng. Và báo cáo Việt Nam 2035, đơn giản là sự khẳng định cho một dân tộc không ngừng khát vọng.

Ở tầm nhìn 2035, Việt Nam sẽ hướng tới mức thu nhập trung bình cao, một xã hội hiện đại, sáng tạo, bình đẳng, công khai và dân chủ với bầu trời trong xanh, nước sạch và tiếp cận công bằng về cơ hội đối với mọi công dân. Tầm nhìn ấy, cũng dự báo một nhà nước thượng tôn pháp luật, với vai trò rõ ràng của nhà nước, công dân và thị trường. Tự do kinh tế được đảm bảo bởi thể chế thị trường mạnh, với những cơ chế chặt chẽ nhằm ràng buộc trách nhiệm giải trình của Chính phủ…

Hàng loạt nhiệm vụ, hàng loạt mục tiêu cho khát vọng phát triển đất nước ấy, cũng đồng nghĩa với tầng tầng lớp lớp rào cản phải vượt qua. Và dân tộc vĩ đại trong giữ nước, không khuất phục, luôn quyết tâm làm cho bằng được ấy đã, đang nỗ lực để thịnh vượng, hùng cường, qua rất nhiều bước đi cụ thể, tin cậy.

Báo Công luận
 
2. Về những chuyển biến của đất nước, cần phải nhắc tới một số diễn tiến tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV diễn ra hồi tháng 10, đáng chú ý là chương trình lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Theo kết quả bỏ phiếu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận được số phiếu tín nhiệm cao đứng đầu khối Quốc hội và Chính phủ. Đó là kết quả của chuỗi nỗ lực cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội dưới thời Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân, một Quốc hội không tránh né những vấn đề nóng, gai góc trong thực tiễn cuộc sống, được nhân dân và cử tri quan tâm, ủng hộ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau kiểm phiếu đã nhận được đa số tín nhiệm cao, và không bất ngờ, bởi Chính phủ liêm chính, kiến tạo và hành động của ông đang ghi dấu ấn lớn, được cả trong nước và quốc tế ghi nhận. Đáng trân trọng, khi người đứng đầu Chính phủ không nặng nề con số, rằng “kết quả thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn, đề cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Quốc hội, đặc biệt là phát huy ưu điểm, nhanh chóng khắc phục tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Từ dấu ấn Quốc hội, địa phương “đầu tàu” là TP.HCM đã rục rịch triển khai lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chánh văn phòng, các Trưởng ban của HĐND và Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chánh văn phòng và các ủy viên UBND TP.HCM.

Bước đi của HĐND TP.HCM đang thu hút được sự quan tâm lớn, bởi ở quy mô địa phương, việc kiểm tra, đánh giá, giám sát của các đại biểu và cử tri đối với công tác quản lý, điều hành,… của các cán bộ, lãnh đạo sẽ thuận lợi hơn, sát thực tiễn hơn. Từ đây, cán bộ, lãnh đạo HĐND, UBND TP.HCM sẽ có thêm một kênh tham chiếu; sẽ học tập Chính phủ, là dù kết quả thấp hay cao, cũng cần nỗ lực làm tốt, đặt nặng trách nhiệm với cử tri, với nhân dân…

3. Như Tiến sĩ Huỳnh Thế Du trăn trở, là từ khi Đổi mới đến nay, tinh thần dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải làm cho bằng được, nhìn một cách thẳng thắn, đã không được khơi gợi.

Theo vị giảng viên của Fulbright Việt Nam, việc thiếu khát vọng, thiếu mục tiêu rõ ràng với tính khả thi cho quốc gia đã làm không ít người có quyền lực và vị trí nảy sinh tư tưởng vun vén cá nhân, trục lợi và đục khoét. Hay như lời Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Ousmane Dione, Chính phủ sẽ không thể là đối tác của công nghiệp 4.0 nếu như bị “mắc kẹt” trong bộ máy quan liêu 1.0.

Lúc này, bên cạnh những chuyển động trong cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ KHCN vào thực tiễn,… chúng ta cũng đồng thời tập trung vào khía cạnh con người - 1 trong 3 yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Về yếu tố con người, bên cạnh yêu cầu cấp bách về cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng, năng lực nguồn lao động, đất nước đang triệt để gạn đục khơi trong, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, loại bỏ những cá nhân trục lợi, đục khoét,… với những kết quả khả quan. Bước đi ấy là mệnh lệnh từ cuộc sống, đã trở nên giàu sức lan tỏa, đi từ Trung ương tới các bộ, ngành, các địa phương. Như việc Bộ Công an đẩy mạnh cải tổ; TTCP không né tránh trong kiểm tra, điểm tên sai phạm; Thành ủy TP.HCM chân thành, cầu thị và lắng nghe dân;… đã khiến cái nhìn tiêu cực từng phủ bóng lên xã hội những năm trước nhạt đi nhiều.

Niềm tin - hai từ đẹp đẽ đang thắm lại, chắc chắn sẽ là sự tiếp lửa quý giá cho hành trình cam go phía trước của đất nước.

Và những bước đi vững chắc, tin cậy của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, TTCP, của những địa phương như TP.HCM,… như lời một nhà báo, là những ngọn lửa nhỏ góp vào ngọn lửa lớn thổi bùng khát vọng Việt Nam vươn tới thịnh vượng.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn