Grab bắt buộc phải trả nợ thuế thay Uber?

Thứ năm, 19/04/2018 10:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 18/4, đại diện Cục thuế TP.HCM cho biết vừa có văn bản đề nghị Grab phải cung cấp hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến việc Uber chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền, thị phần kinh doanh. Trước đó ngày 8/4, Uber B.V đã chính thức chuyển nhượng thị phần cho Grab và rút khỏi Việt Nam và thời hạn mà Grab phải cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất là giữa tháng 4/2018.

Cục Thuế TP.HCM cũng cho rằng trách nhiệm của Công ty TNHH Grab Taxi trong việc kê khai nộp thuế đối với hoạt động nhận chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thị phần kinh doanh tại Việt Nam của Công ty Uber theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Ngoài ra Cục Thuế TP.HCM cũng lưu ý với Grab rằng Uber vẫn còn đang nợ ngân sách. Trong khi đó, vào ngày 5/4 vừa qua, Grab đã có văn bản khẳng định sẽ không trả nợ thuế thay cho Uber B.V. 

Lý do là vì Grab cho rằng Uber đã cam kết tự giải quyết vấn đề liên quan đến nợ thuế tại Việt Nam. Ngoài ra, Grab cũng cho rằng công ty này không mua lại tư cách pháp nhân của Uber tại Việt Nam, do vậy Uber phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý giải quyết các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế. Cụ thể, Cục thuế TP.HCM đang truy thu khoản 53,3 tỉ đồng mà Uber B.V đang nợ. Trước đó. Cục Thuế TP đã truy thu gần 67 tỷ đồng tiền nợ thuế của Uber B.V. Tuy nhiên, Uber BV đã liên tục trì hoãn chỉ đóng thuế hơn 13 tỷ đồng, còn 53,3 tỷ đồng đến nay vẫn nợ. Việc Uber BV bán lại cho Grab ngoài việc phải kê khai nộp thuế đối với việc chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng thị phần thì Grab còn phải trả thay Uber BV khoản thuế nợ trên. 

Năm 2017, Cục Thuế TP.HCM ra quyết định truy thu và phạt Uber B.V tổng số tiền 66,68 tỉ đồng. Sau đó, phía Uber đã nộp 13 tỉ đồng, số còn lại 53,3 tỉ đồng công ty không đồng ý nộp vì cho rằng họ chỉ khấu trừ thuế với các đối tác từ khi có Công văn 11828 của Bộ Tài chính từ 24/8/2016. Việc Cục Thuế TP.HCM hồi tố lại trước thời điểm có công văn của Bộ Tài chính là không hợp lý. Trong khi khoản nợ nói trên vẫn còn “treo” tại Cục Thuế TP.HCM và thậm chí phía Uber B.V (trụ sở chính tại Hà Lan) đã đâm đơn kiện ra tòa án TP.HCM thì xảy ra việc doanh nghiệp này bán lại cho Grab. 

Báo Công luận
 Hiện Grab vẫn khẳng định không có nghĩa vụ thanh toán nợ thuế thay cho Uber

Trao đổi về việc này, đại diện Grab Việt Nam cho rằng họ không liên quan đến khoản tiền mà Cục thuế TP. HCM đang truy thu Uber. "Chúng tôi hiểu là phía Uber đã cam kết sẽ chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế còn tồn đọng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng gửi đến cho đại diện của Uber”, đại diện của Grab cho biết. Phía Bộ Tài chính lẫn Cục Thuế TP.HCM đều khẳng định phía Grab phải trả nợ thay. Bởi theo quy định, bên nhận sáp nhập sẽ kế thừa toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ của bên được sáp nhập. 

Tuy nhiên, khi trả lời báo chí mới đây, phía Grab khẳng định không có nghĩa vụ thanh toán nợ thuế thay cho Uber. Đại diện Grab nhấn mạnh không mua lại tư cách pháp nhân của Uber tại VN. Do đó Uber phải chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý giải quyết các vấn đề về nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế. Nếu Uber đăng ký pháp nhân ở VN thì khi sáp nhập, Grab sẽ phải kế thừa mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Uber như quy định đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng Uber không có pháp nhân ở VN. Vì vậy về pháp lý, không có quy định nào cho trường hợp này. Trong trường hợp Tòa tuyên Cục Thuế TP.HCM thắng kiện thì cơ quan thuế sẽ truy thu thuế của Uber B.V bằng cách nào khi doanh nghiệp này không có tài khoản ngân hàng cũng như văn phòng đại diện ở Việt Nam. 

Nếu khi Uber bán cho Grab mà có thoả thuận Grab phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế luôn thì Grab sẽ phải nộp thay Uber. Còn nếu không có thoả thuận thì lại khác. Tuy nhiên, ở đây, cần phải xem xét lại các điều khoản trong hợp đồng thoả thuận giữa Uber – Grab. Theo thông báo từ Bộ Công Thương, Grab không đưa ra được căn cứ chứng minh thị phần sau khi mua Uber tại Việt Nam chưa đến 30% nên giao dịch bị cảnh báo có thể vi phạm Luật Cạnh tranh. 

Logic của vấn đề là trước khi bàn đến việc các hành vi tập trung kinh tế được tự do tiến hành, bị cấm hay chịu sự kiểm soát, thì các giao dịch này phải được coi là tập trung kinh tế theo qui định của Luật cạnh tranh. Cụ thể, Điều 16 Luật Cạnh tranh qui định năm hình thức tập trung kinh tế, bao gồm: 1. Sáp nhập doanh nghiệp; 2. Hợp nhất doanh nghiệp; 3. Mua lại doanh nghiệp; 4. Liên doanh giữa các doanh nghiệp; 5. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. 

Trong đó bốn hành vi đầu được qui định chi tiết tại điều 17 Luật Cạnh tranh và Điều 34 Nghị định 116/2005/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh (Nghị định 116). Riêng hành vi thứ năm Luật Cạnh tranh và Nghị định 116 không hề qui định. Nói cách khác, trên thực tế, pháp luật Việt Nam tính đến thời điểm này chỉ qui định bốn hình thức tập trung kinh tế như được qui định tại Điều 17 của Luật Cạnh tranh. Áp dụng vào trong tình huống của Grab và Uber, không rơi vào bốn trường hợp Tập trung kinh tế. Uber chấp nhận bỏ hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á để nhận lấy 27,5% cổ phần trong Grab. 

Hành vi này không thể đưa vào bất cứ hành vi tập trung kinh tế nào. Xét về mặt thực tế, giao dịch giữa Grab và Uber sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh và quyền lợi của người tiêu dùng. Mặc dù VCA được qui định là có thẩm quyền kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế, nhưng vì giao dịch này không phải là tập trung kinh tế. Nhiều chuyên gia cho rằng không có cơ sở khẳng định việc Uber sáp nhập vào Grab vi phạm Luật Cạnh tranh. Thứ nhất, việc sáp nhập là 2 doanh nghiệp ở nước ngoài, còn Grab Việt Nam là pháp nhân Việt Nam độc lập, chỉ có 49% vốn của Grab nước ngoài. 

Do đó, việc xem xét xác định thị phần thế nào là chưa rõ. Thứ hai, cơ quan chức năng chưa xác định rõ Uber, Grab là kinh doanh taxi hay kinh doanh dịch vụ công nghệ, nên chưa đủ cơ sở khẳng định thị phần kinh doanh taxi thế nào. Ít nhất cũng phải tách bạch được phần liên kết với các hãng taxi và phần còn lại (nếu có). Thứ ba, kể khi đã xác định 2 hãng này là kinh doanh taxi và xác định được thị phần thì cũng còn phải xác định tiếp là tính quy mô doanh thu trên toàn bộ 100% hay chỉ trên 20% doanh thu - là phần các hãng này được hưởng và phải nộp thuế. Thứ tư, cơ quan chức năng phải tính thị phần riêng loại taxi công nghệ hay tính toàn bộ thị trường taxi. 

Phải tính toàn bộ, trong đó có thể coi taxi công nghệ chỉ như là một phân khúc thị trường hay một dòng sản phẩm. Số tiền thuế còn nợ mà Uber không chấp nhận đóng cho Cục Thuế TP.HCM là số tiền của tài xế phải nộp. Nếu xét về pháp lý, văn bản của Bộ Tài chính cũng không phải là văn bản quy phạm để mang tính hồi tố. Vấn đề quan trọng nhất là hành lang pháp lý của Việt Nam hoàn toàn không theo kịp những vấn đề phát sinh trên thị trường. 

Bảo Anh

Tin khác

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5, xe buýt Thủ đô chạy cả nghìn lượt chuyến mỗi ngày

(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã lên kế hoạch tăng cường xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân tăng cao trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Lào Cai: Cấm lưu thông xe tải lớn tại 13 tuyến đường nội thị Sa Pa trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Nhằm tránh tình trạng ách tắc giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, thị xã Sa Pa đã cấm 13 tuyến đường nội thị các loại xe tải trên 1,5 tấn và xe khách từ 16 chỗ trở lên.

Giao thông
Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

Bắt nhóm đối tượng trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc Bắc – Nam

(CLO) Các đối tượng Trần Văn Thân (SN 1968), Trần Văn Thanh (SN 1990) cùng trú tại xã Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An đã thực hiện hành vi trộm cắp tấm thép lưới loại B40 trên đường cao tốc, sau đó bán cho Trương Đắc Thao (SN 1970, trú tại xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu).

Giao thông
TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

TP HCM đề nghị tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch đầu tư cầu Cát Lái

(CLO) Theo UBND TP HCM, cầu thay phà Cát Lái là dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Dự kiến thời gian triển khai đầu tư khoảng từ 4 - 5 năm, bao gồm việc cập nhật quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng...

Giao thông