Grab tăng giá cước và mức chiết khấu: Lợi bất cập hại!

Thứ năm, 10/12/2020 09:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Grab tăng giá cước và tỷ lệ khấu trừ trên mỗi cuốc xe đối với tài xế sau khi Nghị định 126 có hiệu lực đã và đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Các tài xế vô cùng bức xúc vì phải gánh rất nhiều chi phí và số tiền thu được thấp hơn rất nhiều so với trước.

Tận thu triệt để sức lao động của tài xế!

Những ngày vừa qua, hàng ngàn tài xế Grab đã đồng loạt căng băng rôn, tắt ứng dụng (app) và diễu hành khắp các tuyến phố ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... để phản đối việc Công ty Grab tăng tỷ lệ khấu trừ trên doanh thu cuốc xe. Đồng thời kéo đến trụ sở Grab trên địa bàn các tỉnh, thành phố đề nghị đại diện công ty trả lời.

Nguồn cơn dẫn đến sự việc trên là do từ ngày 5/12/2020, Grab điều chỉnh tăng giá từ 5 - 6% dịch vụ taxi, xe ôm công nghệ trên toàn quốc sau khi Nghị định 126 có hiệu lực thay đổi cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) với dịch vụ gọi xe công nghệ.

Hàng trăm tài xế đồng loạt căng băng rôn, tắt ứng dụng (app) phản đối việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu.

Hàng trăm tài xế đồng loạt căng băng rôn, tắt ứng dụng (app) phản đối việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu.

Cụ thể, giá cước 2km đầu tiên cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Cần Thơ tăng lên 27.000 đồng, cao hơn 2.000 so với trước ngày 5/12. Mức cước này tại các thành phố khác như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng,... tăng 3.000 đồng lên 25.000 đồng.

Ngoài ra giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) cho dịch vụ GrabCar 4 chỗ cũng tăng từ 500 - 1.000 đồng tùy từng tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.000 đồng là mức tăng lớn nhất áp dụng cho khách hàng tại Hà Nội và Bắc Ninh.

Hiện giá mỗi km GrabCar 4 chỗ tại hai thành phố này là 9.500 đồng, tương đương TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng điều chỉnh giá cước dịch vụ GrabCar 7 chỗ với các tỷ lệ tăng tương đương 4 chỗ.

Với dịch vụ xe ôm công nghệ GrabBike, giá cước mỗi km (sau 2km đầu tiên) tăng từ 3.400 đồng lên 4.000 đồng. Còn giá cước tính theo thời gian di chuyển (sau 2km đầu tiên) tăng từ 300 lên 350 đồng mỗi phút.

Anh Nguyễn Thanh Liêm (trú tại huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) bức xúc, hiểu đơn giản rằng với mỗi cuốc xe 100.000 đồng nếu như trước đây tài xế phải đóng 10.000 đồng phí thì hiện nay tài xế phải đóng tới 20.000 đồng. Như vậy việc tăng chiết khấu thuế VAT mà Grab vừa đưa ra chẳng khác nào tận thu sức lao động một cách triệt để của các tài xế.

Những tài xế công nghệ như anh Liêm từ trước đến nay phải tự dùng nguồn tài chính của mình để mua xe chạy. Bên cạnh đó phải chịu chiết khấu rất nhiều về hãng, cộng thêm tiền xăng xe, ăn uống, số tiền thực thu của họ chưa được một nửa công sức họ bỏ ra hằng ngày.

Cùng quan điểm với anh Liêm, bác Tuấn (quê Yên Bái) xuống Hà Nội chạy Grab để kiếm sống suốt một thời gian dài cũng vô cùng chán nản trước việc Công ty Grab tăng tỷ lệ khấu trừ trên doanh thu cuốc xe. Bác Tuấn cho biết, mang tiếng là “đối tác” nhưng từ thuế VAT đến giày dép, đồng phục chưa kể đến công việc đi lại vất vả, khói bụi rồi ốm đau, bệnh tật, thuốc men,... thứ gì Grab cũng bắt tài xế phải tự bỏ tiền ra mua. Nếu Grab có đánh vào khách hàng thì khách hàng sẽ thấy giá đắt không đi nữa, đồng nghĩa với việc tài xế không có thu nhập.

Có minh bạch về nguồn thu?

Trước những hành động phản đối hết sức quyết liệt và mạnh mẽ từ phía các tài xế, đại diện Grab cho biết, nguyên nhân của việc điều chỉnh giá lần này do ảnh hưởng từ quy định mới của Nghị định 126/2020 (NĐ 126, hiệu lực từ 5/12/2020) thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với xe công nghệ.

Việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu có thể khiến đơn vị giảm lợi nhuận và đánh mất một lượng lớn thị phần khi bị người tiêu dùng và cả tài xế tẩy chay. Ảnh minh họa

Việc Grab tăng giá cước và mức chiết khấu có thể khiến đơn vị giảm lợi nhuận và đánh mất một lượng lớn thị phần khi bị người tiêu dùng và cả tài xế tẩy chay. Ảnh minh họa

Để đảm bảo mức thu nhập cho tài xế, nền tảng đặt xe này đã phải tăng giá cước cơ bản các dịch vụ. Đại diện Grab cho rằng, nếu chờ thông tư hướng dẫn sẽ lâu, cơ quan thuế sẽ tính VAT từ ngày 5/12 nên hãng phải điều chỉnh ngay để tránh bị truy thu thuế, nộp phạt.

Tỷ lệ chiết khấu tài xế GrabCar phải nộp cho hãng cũng từ 28,3% tăng lên 32% (bao gồm phí ứng dụng + phí VAT + thuế thu nhập cá nhân) đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25%, còn GrabBike tăng từ 20% lên 27,2%.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho biết, lâu nay Grab không nhận mình là đơn vị kinh doanh vận tải mà chỉ là đơn vị cung ứng phần mềm gọi xe để được hưởng VAT 3%. Từ đó Grab hạ giá thành, tăng chiết khấu để cạnh tranh không lành mạnh, thu hút tài xế và chiếm thị phần tới 75% tại Việt Nam.

Mục đích là để triệt tiêu các doanh nghiệp taxi truyền thống và chiếm lĩnh toàn bộ thị trường. Khi đã có được thị phần lớn trên thị trường, Grab bắt đầu thực hiện những chính sách tăng giá cước, tận thu sức lao động của tài xế.

Hiện mỗi chuyến xe Grab đang thu của khách hàng 3 loại giá cước cùng lúc. Thứ nhất là giá mở cửa 27.000 đồng và giá mỗi km tiếp theo là 9.500 đồng. Thứ hai là phí 400 đồng mỗi phút cho tổng thời gian di chuyển của mỗi chuyến xe. Thứ 3 là thu phí nền tảng của khách hàng 2.000 đồng mỗi chuyến xe.

Việc vừa thu giá cước thực tế xe lăn bánh vừa thu phí thời gian di chuyển là bất hợp lý. Việc tăng thuế VAT lên 10% nhưng Grab không nộp mà đẩy về phía tài xế và hành khách phải chịu. Thuế thu nhập doanh nghiệp Grab cũng không phải nộp vì họ đang báo lỗ nhưng điều này là vô lý và cần được kiểm tra khi Grab đang chiếm lĩnh một thị phần lớn.

Theo các chuyên gia tài chính, Nghị định 126 ra đời dựa trên quan điểm nhằm minh bạch thuế thu nhập cá nhân của tài xế. Trong trường hợp này, khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của tài xế thì Grab sẽ phải xuất chứng từ cho họ, để cuối năm tài xế được quyền đi quyết toán thuế thu nhập cá nhân và hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Taxi truyền thống hay xe công nghệ như Grab đều là loại hình dịch vụ vận tải bằng ô-tô, do đó sẽ chịu những quy luật sàng lọc và đào thải rất khắt khe của thị trường. Lần tăng giá cước này hoàn toàn có thể khiến Grab giảm lợi nhuận và đánh mất một lượng lớn thị phần khi bị người tiêu dùng và cả tài xế tẩy chay.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng giá cước của Grab phải làm sao đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của tài xế và của hành khách. Grab đã tăng giá cước, còn tăng mức khấu trừ của tài xế có hợp lý hay không là vấn đề cần xem xét. Trong thị trường cạnh tranh, dựa trên chất lượng dịch vụ, giá cả, hành khách có quyền lựa chọn giữa các hãng vận tải và các loại hình vận tải để đảm bảo quyền lợi.

Ngọc Hải

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp