(CLO) Ngày 12/9, tại Hà Nội đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục". Chuyên đề đã thu hút sự quan tâm của đông đảo báo giới, các nhà làm giáo dục và phụ huynh học sinh.
Giáo dục trẻ em quan trọng nhất là từ 0 đến 12 tuổi
GS. Hồ Ngọc Đại vốn được biết đến là vị tiến sĩ khoa học về tâm lý giáo dục đầu tiên của Việt Nam. Ông dành cả cuộc đời chỉ để đi dạy lớp 1, viết sách giáo khoa cho lớp 1.
Tại buổi nói chuyện, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết, giáo dục tiểu học là vấn đề quan trọng bậc nhất của giáo dục. Trong thời gian học tại Nga, GS đã tham dự môi trường thực nghiệm tại đây để hiểu được bản chất của giáo dục thực nghiệm. Chính vì thế suốt 50 năm qua GS chỉ nghiên cứu chuyên về tiểu học và tập trung vào xử lý tiểu học.
Quang cảnh buổi sinh hoạt chuyên đề “Di chúc nghiệp vụ giáo dục” Hồ Ngọc Đại: Sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục".
GS. Hồ Ngọc Đại cho biết: “Giáo dục trẻ em quan trọng nhất là từ 0 đến 12 tuổi về mọi mặt, cả về thể chất, tinh thần về cả đạo đức. Còn trẻ con 13 tuổi thời hiện đại đã khác. Tức là giáo dục gia đình chỉ còn có khả năng và giá trị khi trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 12 tuổi.
Lý tưởng cơ bản nhất là làm cho trẻ em được hạnh phúc, tôi mong muốn tất cả thầy giáo, người lớn đều trân trọng cái hạnh phúc của trẻ em, trân trọng niềm vui của con trẻ. GS nhấn mạnh: “Học mà ra sức, cố gắng đau khổ thì học làm gì?”.
Nên tôn trọng đời sống tự nhiên của trẻ từ 0 cho đến 12 tuổi. Cái gì tự nhiên nhất luôn là tốt nhất. Trẻ em lứa tuổi này cư xử đúng như suy nghĩ và mong muốn của mình, không bị ràng buộc. Đừng ép trẻ em vào thế phải đối phó người lớn, phải sống theo mong muốn của người lớn.
Nếu như một đứa trẻ ngay từ đầu được tôn trọng như thế thì lớn lên sẽ đàng hoàng. "Trường thực nghiệm là nơi mà tôi nhận thấy rằng nếu trẻ hạnh phúc thì gia đình hạnh phúc. Nếu trẻ đau khổ thì tất cả đều đau khổ"- GS chia sẻ.
Nói về triết lý giáo dục của mình GS dẫn chứng “Khổng Tử đưa ra triết lý phục tùng, cả nước phục tùng vua, trò phục tùng thầy, con phục tùng cha, vợ phục tùng chồng. Mác đưa ra khẩu hiệu đấu tranh. Còn tôi tôi đưa ra triết lý hợp tác. Phục tùng, đấu tranh và hợp tác là 3 bước tiến của nhân loại.
Giải pháp của tôi ngay từ đầu là hợp tác, hợp tác giữa thầy với trò, hợp tác giữa nhà trường với gia đình, hợp tác trong nội bộ nhà trường, hợp tác, thỏa thuận với nhau để cùng vì mục đích chung. “Xã hội của Khổng Tử sống là xã hội đẳng cấp, Mác sống trong xã hội giai cấp và xã hội chúng ta đang sống là xã hội thuộc phạm trù cá nhân. Do đó, chúng ta phải hợp tác, trân trọng nhau. Sự hợp sẽ thay đổi giáo dục sư phạm trong nhà trường”- GS Hồ Ngọc Đại nói thêm.
Cần phải làm cho trẻ học tự nhiên như là sống và sống tự nhiên như là học
Hàng ngàn năm nay trong giáo dục chỉ có một khẩu hiệu là thầy giảng giải trò ghi nhớ. GS. Hồ Ngọc Đại đã đưa ra khẩu hiệu: “Thầy không giảng, trò không cần cố gắng” từ năm 1978. Nghe thì có vẻ trái tai nhưng phải làm cho thành thật không phải nói suông. Thầy không giảng giải nhưng thầy giao việc còn trò tự làm việc theo cách làm của mình một cách vui vẻ. Không cần ra sức, không cần cố gắng nhưng vẫn có kết quả tốt.
Bộ SGK công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.
Cần phải làm cho trẻ học tự nhiên như là sống và sống tự nhiên như là học. Trẻ con có 2 việc: Muốn trưởng thành trẻ phải tự ăn và muốn phát triển trẻ phải tự học. Ngay từ bé phải dạy cho trẻ tự học.
Nguyên tắc của GS. Hồ Ngọc Đại là trẻ muốn có được thứ gì thì phải tự làm ra cái đó chứ không phải chỉ ghi nhớ lời thầy. Làm nhiều có nhiều, làm ít có ít, không làm không có. Phải làm để có sản phẩm. Có đầu vào, có quá trình thực thi có sản phẩm, việc học hiện tại cũng như thế.
GS cũng 3 nguyên tắc xây dựng chương trình môn học: phát triển, chuẩn mực và tối thiểu. Theo GS. Hồ Ngọc Đại, chương trình môn học và sách giáo khoa phải tối ưu. Học hiện nay khác với ngày xưa là học để thi, làm quan. Học để dùng trong cuộc sống hằng ngày. Học phải có thực dụng, không thể học viển vông.
“Chỉ đưa đến cho trẻ em những gì không thể không có, phải tận dụng thời gian một cách có hiệu quả. Bởi mất thời gian là mất tuyệt đối, không thể cứu vãn. Trong chương trình của tôi không có giờ ôn tâp, bởi ôn tập là phải làm đi làm lại nhiều lần, tốn rất nhiều thời gian. Theo phương pháp của tôi là học cái gì, được cái đấy, một lần duy nhất. Có học trò mới có các thầy. Chúng ta phải lắng nghe trẻ con, vì lợi ích cơ bản và hạnh phúc của trẻ”. – GS. Hồ Ngọc Đại cho hay.
Viết sách như di chúc nghiệp vụ để lại cho thế hệ sau
Hiện sách Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục 1 được triển khai dạy học ở nhiều nhà trường suốt 40 năm qua với khoảng 900.000 học sinh theo học. Sách này xuất phát từ đề tài khoa học cấp nhà nước được nghiệm thu do GS. Hồ Ngọc Đại chủ trì, sau đó được dạy thử nghiệm thành công ở nhiều địa phương.
Để có được bộ sách giáo khoa cho đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện này, GS. Hồ Ngọc Đại đã mất hàng chục năm trời.
GS. Hồ Ngọc Đại cho biết: "Bộ SGK công nghệ giáo dục là công trình cả đời tôi, lấy tiêu chuẩn vì lợi ích đất nước."
Theo GS, SGK của ông đã được dạy mở rộng, qua nhiều lần thẩm định, đã trở thành sách của nhà nước, không còn là sách của cá nhân. Rất nhiều phụ huynh đã cho con học sách, có nhiều người ủng hộ. GS tâm sự, ông viết sách kỹ như di chúc nghiệp vụ, mong muốn để lại cho thế hệ sau.
“Sản phẩm của tôi khác với khác với nguyên lí sư phạm về bộ sách giáo khoa. Sản phẩm của tôi căn cứ vào sự phát triển của trẻ em làm chuẩn. Một chương trình hiệu quả hay không là chương trình có mang lại lợi ích cho trẻ mỗi ngày. Học tiếng Việt với tôi là ai cũng học được, học gì được nấy, học đâu chắc đấy”.
“Thầy giáo phải thấy cảm giác của mình được dạy trẻ con là hạnh phúc, chứ không phải trẻ con nghe theo mình là hạnh phúc”, GS nêu quan điểm, đồng thời cho hay, sẽ không sửa, không điều chỉnh gì thêm đối với bộ sách của mình.
“Đó là công trình cả đời tôi, lấy tiêu chuẩn vì lợi ích đất nước, tôi đã điều chỉnh mấy chục năm qua và được học sinh chấp nhận, cái gì trẻ con chấp nhận được thì tôi tin”, GS chia sẻ và khẳng định ông vẫn tin tưởng theo đuổi phương pháp này.
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
(CLO) Theo khảo sát của YouGov tại 7 quốc gia châu Âu, mức độ thiện cảm với Mỹ đã giảm từ 6 đến 28% kể từ khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào cuối năm 2024.
(CLO) Ngày 8/4, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An phát hiện một thi thể trôi dạt trên biển, gần khu vực xảy ra vụ chìm tàu cá NA-80209-TS vào giữa tháng 3 vừa qua.
(CLO) Ngày 8/4, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị lãnh đạo Bộ Quốc phòng về tổ chức quân sự địa phương sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện.
(CLO) Hai thiếu niên dùng ná cao su bắn chim trên đường cao tốc đã làm vỡ cửa kính thoát hiểm của hai xe ô tô khách khi đang di chuyển qua địa phận thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).
(CLO) Ngày 08/4, phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đã huy động lực lượng kịp thời giải cứu thành công một người phụ nữ bị đối tượng sử dụng súng khống chế trong phòng trọ tại địa bàn phường Hưng Định, TP.Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.