GS Nguyễn Quý Thanh: Đào tạo giáo viên cần có mặt bằng thống nhất trong toàn quốc

Thứ năm, 21/10/2021 11:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia này cho rằng, các ngành khác có thể khác nhưng riêng đào tạo giáo viên có thể giỏi, kém nhưng phải có ngưỡng quy định không thể thấp hơn được.

Vừa qua, tại cuộc họp trực tuyến với các trường đại học sư phạm, các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn phát biểu: “Chúng ta chấp nhận mô hình có thể đa dạng, chấp nhận sự chuyển đổi, nhưng điều không đổi là chuẩn về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn về nghiệp vụ mà sinh viên sư phạm cần đạt được”. 

Việc thống nhất chuẩn chuyên môn trong đào tạo giáo viên, áp dụng chuẩn đầu ra đối với sinh viên sư phạm được xem là việc làm nên cần áp dụng sớm trong đào tạo giáo viên. Tránh trường hợp sinh viên ra trường không đạt chuẩn, lại được tuyển dụng tràn lan khiến chất lượng dạy học không đạt yêu cầu.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với GS.TS. Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

gs nguyen quy thanh dao tao giao vien can co mat bang thong nhat trong toan quoc hinh 1

Đào tạo giáo viên là khâu rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Thưa ông, tới đây Bộ GD&ĐT sẽ việc áp dụng chuẩn đầu ra trong đào tạo giáo viên. Liên quan đến vấn đề này, ông có ý kiến gì không?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã có Thông tư 17 (2021) Quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và tới đây, Bộ sẽ xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các nhóm ngành trong đó có nhóm ngành đào tạo thiên về khoa học giáo dục.

Trên cơ sở khung trình độ quốc gia, Quyết định 1981 Phê duyệt Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân của Thủ tướng Chính phủ thì Thông tư 17 của Bộ GD&ĐT đã cụ thể hóa hơn.

Từ Thông tư 17 các chương trình đào tạo giáo viên sẽ cụ thể hóa tiếp về chuẩn đầu ra. Sau này, trên cơ sở chuẩn đầu ra được ban hành sẽ thực hiện đánh giá chuẩn đầu ra trong đào tạo giáo viên. Việc đánh giá rất cần thiết để siết chặt chất lượng đào tạo. Đảm bảo chất lượng trong đào tạo giáo viên.

Khi có chuẩn đầu ra, các chương trình nhà trường sẽ phụ thuộc vào chuẩn đầu ra như thế nào?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Xét nguyên tắc khi đã có chuẩn đầu ra thì các nhà trường sẽ bám sát chuẩn đầu ra để xây dựng các chương trình đào tạo.

Chuẩn đầu ra xuất phát từ kỳ vọng theo từng vị trí việc làm. Như việc, một giáo viên toán hiện nay cần kỹ năng, kiến thức gì để xây dựng chuẩn chung. Trên cơ sở yêu cầu chuẩn đầu ra các nhà trường sẽ thiết kế chương trình để dạy học, xây dựng các học phần đưa vào chương trình. Sau đó, các nhà trường mới tổ chức đào tạo.

Tất cả các chương trình phải xuất phát từ chuẩn đầu ra. Bài toán hiện nay, làm sao phải đánh giá sát được chuẩn đầu ra. Vì trong quá trình triển khai các nhà trường có thể chưa bám sát.

Việc có nhiều trường cùng đào tạo giáo viên, trong khi đó những trường đã được kiểm định đối với chương trình đào tạo giáo viên lại không nhiều. Vậy, việc áp dụng chuẩn đầu ra nó có dẫn đến tình trạng làm dối để đạt theo chuẩn không thưa ông?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Thực ra, việc có một chuẩn chương trình đào tạo chung là để tạo mặt bằng chung. Còn việc đào tạo có thể rất đa dạng, bằng các hình thức khác nhau nhưng giáo viên phải đạt được trình độ tương đối đồng đều.

Chuẩn chương trình đào tạo để giúp khống chế đầu ra ngành sư phạm không đạt chuẩn. Còn lại, các nhà trường vẫn tự chủ đào tạo. Việc các nhà trường thêm môn này, bớt môn kia là quyền của mỗi nhà trường nhưng làm gì cũng phải có khung chuẩn.

Chương trình đào tạo sẽ định hình cái khung chuẩn. Riêng đào tạo giáo viên cần có mặt bằng thống nhất trong toàn quốc. Các ngành khác có thể khác nhưng riêng ngành này có thể giỏi, kém nhưng phải có ngưỡng không thể thấp hơn được.

Trước đến nay đào tạo giáo viên chưa có chuẩn vậy công tác đào tạo giáo viên từ trước đến nay diễn ra như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Từ năm 2014 đã có khung trình độ quốc gia. Trong đó có quy định nhưng đơn giản, không được chi tiết. Thông tư 17 (2021) của Bộ GD&ĐT đã cụ thể hơn.

Tuy nhiên, do chất lượng đào tạo giáo viên đang có vấn đề. Vì thế Bộ GD&ĐT đã ban hành yêu cầu đảm bảo chất lượng đầu vào. Từ đó, điểm sàn sư phạm mới tăng theo các năm.

Năm nay, điểm chuẩn các ngành sư phạm rất cao. Điểm sàn vào các ngành sư phạm trong mấy năm gần đây đều có xu hướng tăng.

Việc có chuẩn đầu vào đã giúp chấn chỉnh lại việc đào tạo giáo viên. Trường nào không đào tạo thích ứng được, tuyển sinh không được thì đương nhiên phải tìm cách chuyển sang đào tạo lĩnh vực khác. Còn việc trường nào trụ lại được đều là các trường ở top trên.

Hiện các trường sư phạm top trên đều tuyển sinh đủ trong khi các trường top dưới tuyển sinh khó khăn. Điều này cho thấy sự sinh viên đã nghiên cứu rất kỹ trong lựa chọn ngành nghề.

Hiện nay một số tỉnh tuyển giáo viên chỉ căn cứ điểm tổng kết trong khi các trường đánh giá sinh viên mỗi nơi, mỗi kiểu, trường thì khắt khe nhưng có trường lại dễ dãi. Vậy theo ông việc tuyển dụng giáo viên như thế nào cho đúng?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Hiện các nhà trường cạnh tranh nhau về chất lượng. Khi cầm bằng đại học có thương hiệu thì sẽ được ưu tiên hơn trong tuyển dụng.

Căn cứ vào điểm chuẩn đầu vào có trường 25 điểm, 28 điểm nhưng có trường chỉ 19 điểm, 20 điểm.

Đương nhiên, “có bột mới gột nên hồ”. Điểm đầu vào thấp rất khó để nâng cao chất lượng đầu ra. Mặc dù, cầm bằng giỏi nhưng chất lượng nhiều khi lại không tương xứng. Điều này có thể được nhận ra ngay nếu tổ chức tuyển dụng nghiêm túc.

Hiện nay, việc tuyển dụng trước hết dựa vào yếu tố bằng cấp, sau đó phải yêu cầu dạy thử. Do đó, không nên tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp. Giáo viên tuyển dụng phải cần yêu cầu dạy thử nếu không dạy được thì chết ngay.

Xung quanh vấn đề đào tạo sư phạm, ông còn quan tâm vấn đề nào nữa không?

Ông Nguyễn Quý Thanh: Hiện nay, các trường sư phạm đang mong muốn làm sao để thực hiện Nghị định 116 Quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm được thực hiện một cách tốt nhất.

Mong muốn của một số trường sư phạm là cơ chế đặt hàng, cơ chế cấp kinh phí cho sinh viên thông thoáng hơn để cho sinh viên khi đăng ký vào trường sư phạm sẽ thuận lợi.

Nếu giờ ở địa phương ra Hà Nội, để có một suất theo diện Nghị định 116 thì cơ chế rất phức tạp, nhiều em đăng ký, thủ tục qua nhiều khâu mới làm được.

Nghị định 116 rất tốt để hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm nhưng làm sao để đảm bảo đủ nguồn chi. Nếu các địa phương bảo không có tiền để hỗ trợ sinh viên thì rất khó khăn cho các em.

Do đó, cơ chế phải cần thông suốt. Về nguyên tắc địa phương đã đặt hàng đào tạo thì những giáo viên theo diện đặt hàng phải địa phương công tác. Hiện nay, các tỉnh đa số đặt hàng cho đại học địa phương.

Chỉ những chuyên ngành nào đại học địa phương không đào tạo được thì mới đặt hàng các trường đại học lớn. Chính vì thế, sinh viên sẽ gặp khó khăn lựa chọn trường học top trên, trường học mình yêu thích.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục