(CLO) Câu chuyện hạ lãi suất ngất hàng đang “nóng” trong giới đầu tư và các chuyên gia tài chính. Theo đánh giá, việc giảm lãi suất cho vay có tác động tích cực đến toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến những mặt trái khi “tiền rẻ”.
17 ngân hàng đã thống nhất sẽ giảm lãi suất khoản vay hiện hữu cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19.
16 ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất trong tháng 7
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã khiến các doanh nghiệp và người dân lâm vào tình cảnh khó khăn. Nhiều doanh nghiệp phá sản hoặc đứng trước nguy cơ phá sản do kinh doanh thua lỗ bởi những ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng xem xét tiếp tục giảm lãi suất cho vay với các khoản dư nợ hiện hữu, đồng thời giao Hiệp hội Ngân hàng vận động sự đồng thuận của các tổ chức tín dụng để giảm lãi suất với những mức cụ thể ngay trong tháng 7 này.
Thực hiện yêu cầu này, vừa qua, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có cuộc họp trực tuyến với 16 ngân hàng thành viên. Bao gồm: Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV, MB, Techcombank, SHB, LienVietPostBank, VPBank, VIB, TPBank, SeABank, MSB, Sacombank, ACB, HDBank.
Qua đó các ngân hàng đã thống nhất sẽ giảm lãi suất khoản vay hiện hữu cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19, thực hiện ngay trong tháng 7 cho đến hết năm 2021. Các ngân hàng cho biết sẽ giảm lãi tuỳ từng đối tượng và chủ yếu là hỗ trợ cho các đối tượng thực sự khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tại cuộc họp, đại diện các ngân hàng đều đồng thuận với việc giảm lãi suất, tuy nhiên cũng bày tỏ nhiều băn khoăn như việc giảm lãi suất nên hướng tới đối tượng thực sự bị ảnh hưởng, tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn… Còn các doanh nghiệp bất động sản đang lãi lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu hay các cá nhân vay tiền mua xe ô tô… thì không nên hỗ trợ lãi suất.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Viết Mạnh đại diện ngân hàng Agribank cho biết, ngay sau cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước vào tuần trước, Agribank đã họp và thống nhất giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Ngân hàng này dự kiến sẽ giảm từ 0,5% đến 2,5% cho từng khoản vay. Tính trung bình, lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ giảm khoảng 1%.
Tại MB Bank, theo thông tin từ đại diện nhà băng này thì những đối tượng khách hàng cần lãi suất thấp đã được hưởng rồi, từ đầu năm đến nay ngân hàng cũng liên tục giải ngân vốn cho các đối tượng này.
Tuy nhiên, với sự đồng thuận của các ngân hàng, hội viên Hiệp Hội Ngân hàng trước mắt, MB sẽ hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm như doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ… với mức lãi suất có thể giảm 1% hoặc hơn. Đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là doanh nghiệp sản xuất và các khách hàng cá nhân.
Ngân hàng giảm lợi nhuận, ai được hưởng lợi?
Các ngân hàng cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, ngân hàng luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch.
Theo đại diện LienvietPostBank, với tổng dư nợ của ngân hàng khoảng 191 nghìn tỷ đồng, nếu giảm lãi suất khoảng bình quân 1%/năm thì ngân hàng sẽ giảm lợi nhuận khoảng 600 tỷ đồng.
Ông Phan Đình Tuệ, Phó Tổng Giám đốc Sacombank cho biết, ngân hàng này sẽ thực hiện giảm lãi suất cho các đối tượng thực sự khó khăn. Tuy nhiên, đại diện Sacombank băn khoăn về mức giảm lãi suất bao nhiêu % là hợp lý.
Bởi với tổng dư nợ của Sacombank đang vào khoảng 350 nghìn tỷ đồng, nếu lãi suất giảm 1% trong vòng 5-6 tháng thì lợi nhuận của ngân hàng cũng giảm trên nghìn tỷ đồng, tương đương với 40% lợi nhuận theo kế hoạch. Với mức lớn như vậy, liệu cổ đông có chấp nhận không?
Giảm lãi suất khiến một số ngân hàng giảm lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng.
Tương tự tại BIDV, đại diện ngân hàng này cũng cho biết nếu giảm lãi suất ở mức 1%, lợi nhuận của BIDV trong năm 2021 cũng sẽ giảm hàng nghìn tỷ đồng.
Giảm lãi suất cho vay có thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, trong khi đó theo đánh giá của Dragon Capital tại báo cáo mới đây thì lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng cho thị trường chứng khoán.
Mặt bằng chung lãi suất thay vì rục rịch tăng như cách đây 1 tháng sẽ phải đổi chiều giảm. Điều này sẽ tạo một bức tranh kinh tế vĩ mô có lợi cho thị trường chứng khoán trong trung hạn.
Ngoài ra, theo phân tích của các chuyên gia, việc giảm lãi suất cho vay có tác động tích cực đến toàn nền kinh tế, giảm gánh nặng chi phí cho bộ phận doanh nghiệp. Trong đó những lĩnh vực như xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao… sẽ được hưởng lợi khi tận dụng tốt cơ hội này.
Cần lưu ý những mặt trái khi “tiền rẻ”
Câu chuyện hạ lãi suất ngất hàng đang “nóng” trong giới đầu tư và các chuyên gia tài chính sau đề xuất giảm lãi suất cho vay của NHNN.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về những mặt trái khi “tiền rẻ”. Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, lãi suất rẻ là con dao 2 lưỡi. Nếu áp dụng chính sách lãi suất rẻ, có thể làm tăng khả năng vay mượn của người dân vào mục đích đầu cơ bất động sản. Khi dòng tiền đổ vào bất động sản quá lớn, giá sản phẩm tăng mạnh, đến một ngưỡng nào đó sẽ tạo ra bong bóng và khi vỡ sẽ có thể để lại hệ lụy lớn trên thị trường.
Nhìn vào thực tế, Việt Nam cũng sẽ có nguy cơ như vậy khi hiện tại, hiện tượng đầu cơ đất đai ở nước ra vốn dĩ đã nhiều. Tình trạng sốt đất diễn ra tại nhiều địa phương vào đầu năm nay là một biểu hiện dễ nhận thấy.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã lên tiếng cảnh báo hiện tượng bong bóng có thể xảy ra đối với các thị trường tài sản đang tăng trưởng nhanh như: Chứng khoán, bất động sản. Cơ quan này cho rằng, bên cạnh sự khởi sắc của bức tranh kinh tế trong quý 1/2021, đã xuất hiện vấn đề cần chú ý khi nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn.
Nguyên nhân khiến dòng tiền đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản là do lãi suất thấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, quy hoạch còn hạn chế khiến các đối tượng môi giới tạo nên các cơn sốt đất đẩy giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh trong những tháng đầu năm, bất chấp diễn biến của dịch bệnh.
Trong lĩnh vực tài chính, thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhưng chủ yếu là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế. Trên thị trường chứng khoán có một nghịch lý là tổng mức huy động vốn vào thị trường tăng cao nhưng giá trị phát hành cổ phiếu giảm, cho thấy nguồn vốn vào thị trường không hoàn toàn để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Trước hiện tượng dòng tiền chảy mạnh vào các kênh đầu cơ, các chuyên gia cũng khuyến cáo cơ quan quản lý cần có động thái cảnh báo cho các nhà đầu tư phải hết sức thận trọng, đa dạng hóa các kênh đầu tư, tránh tâm lý đầu tư theo phong trào khi chưa có sự hiểu biết, phân tích thấu đáo. Ðặc biệt không vay mượn, dùng đòn bẩy tài chính ở hệ số cao để đầu tư.
Về phía các địa phương cần nhanh chóng vào cuộc ngăn chặn hiện tượng sốt đất và kênh đầu cơ mới xuất hiện, điển hình là lan đột biến, tiền ảo…
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương là một nghi lễ truyền thống quan trọng, được tổ chức hàng năm vào ngày 10/3 Âm lịch để tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng – những vị vua đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để tri ân tổ tiên mà còn là biểu tượng thiêng liêng gắn kết cộng đồng người Việt trong và ngoài nước.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Tính riêng tháng 3, chỉ số giá thịt heo tăng 3,58% so với tháng liền trước. Nguyên nhân đẩy giá và gây khan hiếm thịt heo đến từ ảnh hưởng của dịch bệnh, hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 khiến nhiều trang trại chăn nuôi chưa kịp tái đàn.
(CLO) Sáng ngày 6/4/2025, tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND thị xã Hồng Lĩnh cùng Công ty CP Đầu tư Victory tổ chức hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ”.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.