Hạ Long nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới

Thứ bảy, 06/02/2021 15:44 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngay từ khi được thành lập, BQL vịnh Hạ Long đã xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Sự kiện: di sản

Kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đến nay Vịnh Hạ Long luôn là tâm điểm, động lực phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Ngay từ khi được thành lập, BQL vịnh Hạ Long đã xác định việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Năm 2020, Ban Quản lý vịnh Hạ Long thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh diễn ra dịch bệnh Covid-19, số lượng khách tham quan giảm mạnh, nguồn kinh phí triển khai nhiệm vụ gặp khó khăn, Ban phải tạm dừng, hoãn, giãn tiến độ triển khai thực hiện một số nhiệm vụ đề ra trong Chương trình công tác năm 2020. Tuy nhiên, với quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, tranh thủ những điều kiện thuận lợi, tập thể VCLĐ Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đoàn kết, nỗ lực quyết tâm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm về quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị vịnh Hạ Long và xây dựng, phát triển cơ quan với nhiều kết quả tích cực.

Báo Công luận

Trong năm qua, đơn vị luôn phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long. Cùng với đó, BQL cũng thực hiện duy trì tốt các hoạt động hợp tác và giữ mối liên hệ với các tổ chức quốc tế như: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) văn phòng tại Hà Nội, Văn phòng UNESCO Hà Nội trong việc cập nhật thông tin từ Trung tâm Di sản thế giới có liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Ngoài ra BQL cũng đã tham gia nhiều cuộc họp, chương trình với các tổ chức trên thế giới để cập nhật tình hình, kiến thức nhằm triển khai hiệu quả và tốt hơn nữa trong công tác quản lý.

Với đặc thù biển đảo rộng lớn, môi trường vịnh Hạ Long đang chịu nhiều sức ép từ các hoạt động kinh tế - xã hội từ trên vịnh tới ven bờ vịnh đã tác động xấu đến chất lượng môi trường sinh thái của vịnh. Vì vậy, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan vịnh cũng luôn được đơn vị chú trọng. Hằng năm, đều tổ chức các đợt ra quân thu gom rác thải hưởng ứng các ngày lễ môi trường, tổ chức các đợt ra quân thu gom rác thải tại các bãi cát trên và ven bờ vịnh Hạ Long với sự tham gia của đông đảo cộng đồng, viên chức và người lao động. Tính từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã thu gom trên 5.600 tấn rác thải các loại. Đồng thời, Ban đã bố trí người lao động thu gom, lắp đặt các thùng đựng rác có ngăn phân loại, thực hiện phân loại rác ngay tại nguồn, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan trên vịnh.

Mặc dù nguồn kinh phí dành cho công tác đầu tư, tu bổ di sản hạn chế, nhưng năm qua, Ban vẫn triển khai chỉnh trang cơ sở vật chất, hạ tầng tại các điểm tham quan, đảm bảo tốt các điều kiện tốt nhất đón tiếp, phục vụ khách du lịch đảm bảo an toàn, chu đáo. Trong năm Ban đã hoàn thành nghiệm thu, quyết toán các công trình: Cải tạo, nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện mặt bến, bến cập tàu và nhà điều hành quản lý hang Tiên Ông và động Mê Cung; bảo trì thường xuyên hệ thống phao neo, phao báo hiệu, biển báo hiệu tại các điểm tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long...

Năm 2021, dự báo tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, trong đó có công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long. Ban Quản lý vịnh Hạ Long xác định cần phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa khắc phục khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, đơn vị quyết tâm thực hiện tốt hai mục tiêu “kép”, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho VCLĐ, khách du lịch, vừa làm tốt công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản TNTG vịnh Hạ Long, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ di sản trên cơ sở thực thi nghiêm túc, đầy đủ, đồng bộ các quy định pháp luật Việt Nam và Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới.

PV

Tin khác

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 26/4: Cả nước trời nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 26/4/2024, Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng gay gắt.

Đời sống
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến Hà Nội để cống hiến

(CLO) Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".

Đời sống
Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Khoảng 3.000 đại biểu tham dự cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai kế hoạch chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đời sống
Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống