Hà Nội - Ánh sáng hòa bình

Thứ sáu, 01/03/2019 08:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ mấy ngày nay, Việt Nam đang trở thành tâm điểm của thế giới. Hơn 3.000 nhà báo quốc tế có mặt tại Hà Nội đã lan truyền đi khắp thế giới một số lượng lớn tin tức, hình ảnh sống động về đất nước VN, về diễn biến cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Cho dù chưa đạt tới kết quả mong đợi, nhưng cuộc gặp đã được tiến hành trong bầu không khí cởi mở, thân thiện, giúp cho lãnh đạo hai nước hiểu biết nhau hơn. Cầu đối thoại vẫn đang tiếp tục, cơ hội để đạt được thỏa thuận vẫn còn ở phía trước. Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo và dư luận chung trên thế giới đều đánh giá rất cao vai trò của nước chủ nhà Việt Nam, và coi đây là một thành công đối ngoại đặc sắc của Việt Nam.

Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng có năm lý do sau để Việt Nam, vượt qua một số ứng cử viên khác, trở thành địa điểm phù hợp nhất cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai.

Thứ nhất, Việt Nam đã tổ chức rất thành công các sự kiện quốc tế có tầm vóc khu vực và toàn cầu, tỏ rõ khả năng bảo đảm an ninh, hậu cần và kỹ thuật để tổ chức cuộc gặp Thượng đỉnh có nhiều yếu tố phức tạp, nhạy cảm và khó khăn hiếm có như tính chất mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên. Thứ hai, Việt Nam có mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Triều Tiên. Thứ ba, Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ, nổi lên như một quốc gia phát triển năng động và trở thành một mô hình chuyển đổi thành công từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Thứ tư, Việt Nam đang tiến hành một chính sách đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, vai trò và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Thứ năm, Việt Nam đang tham gia sâu rộng vào hội nhập quốc tế, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào tiến trình giải quyết các công việc quốc tế với khả năng đối thoại, kết nối, hòa đồng rất cao.

2502_campuchia_my_trieu

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội là một sự kiện truyền cảm hứng cao độ. Cảm hứng về một đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển, hữu nghị, hợp tác và hòa bình. Cảm hứng về một dân tộc hòa hiếu, thân thiện, luôn mở rộng vòng tay hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Cảm hứng về một đất nước vốn đã phải chịu đựng những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhưng đã vượt qua hận thù, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. Cảm hứng về một Thăng Long - Hà Nội có nghìn năm lịch sử - một Thủ đô văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị. Trong chiến tranh, Hà Nội đã được ngợi ca là “Thủ đô của  lương tri và phẩm giá con người”, thì giờ đây đã trở thành xứ sở của kiến tạo hòa bình.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội đã tạo một dấu mốc lịch sử về vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam. Nó cho thấy những giá trị chiến lược độc đáo mà Việt Nam có thể cống hiến, góp phần làm cho thế giới đầy biến động nguy hiểm ngày nay có thể trở nên an bình và tốt đẹp hơn. Vì thế, không phải chỉ những người trực tiếp tham gia vào sự kiện này mà toàn thể người Hà Nội, người Việt Nam cũng như đông đảo người dân trên khắp thế giới đều có những cảm xúc đẹp về những gì mà Việt Nam đang góp phần vào tiến trình giải quyết một trong những cuộc đối đầu vào loại căng thẳng, gay go, phức tạp, nguy hiểm nhất trên thế giới. Điều này không chỉ là kết quả tức thời, có tính thời sự của những biến chuyển lớn lao và tích cực trên đất nước ta trong những năm vừa qua, mà còn được khởi nguồn từ trong truyền thông lịch sử của một dân tộc quả cảm, cần cù, thông minh nhưng luôn nêu cao tinh thần hòa hiếu và khát vọng hòa bình.

Trong suốt tiến trình lịch sử, dân tộc Việt Nam chỉ muốn là bạn, là anh em với các dân tộc trên thế giới. Không có gì thuyết phục hơn về đức tính hòa hiếu của người Việt Nam khi thế giới thấy rằng tất cả các cựu địch thủ trong các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trước đây hiện đang trở thành những đối tác chiến lược quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Đối với các nước anh em, bè bạn, thật cảm động biết bao nhiêu khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, khi chúc mừng và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong sự kiện này đã nói: Việt Nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, nhưng rất thủy chung, không bao giờ quên bạn bè.

anh 4

Khói bụi cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã lắng xuống cách đây gần bảy thập kỷ, nhưng đến nay hai nước Mỹ, Triều Tiên vẫn chưa thể tuyên bố kết thúc chiến tranh. Kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai chưa hoàn toàn được như mong đợi một lần nữa cho thấy tính chất và mức độ phức tạp, gay go của tiến trình phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên cùng với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận quốc tế áp đặt lên quốc gia này và việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh. Mặc dù vậy, với vai trò là nước chủ nhà cho một cuộc gặp thượng đỉnh được coi là có nhiều yếu tố khác biệt và kỳ lạ nhất trong lịch sử, Việt Nam đã ghi một dấu ấn đặc biệt không chỉ trong tiến trình giải quyết các vấn đề của quan hệ Mỹ - Triều mà còn trong lịch sử giải quyết các cuộc xung đột, đối đầu giữa các quốc gia.

Có một sự trùng hợp hết sức đẹp đẽ và có ý nghĩa: cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều được tổ chức tại Hà Nội đúng vào dịp 20 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”. Mùa xuân 2019, khát vọng hoà bình, ánh sáng hòa bình một lần nữa lại được truyền tỏa từ Thủ đô Hà Nội.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều đang tạo ra những cơ hội lớn cho Việt Nam trong việc tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế, trước mắt là trong việc ứng cử lần thứ hai vào Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Cộng đồng ASEAN vào năm 2020. Đặc biệt, Việt Nam đang tạo ra sức hút mạnh về một thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng, và Hà Nội là một trong 10 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất trên thế giới. Cơ hội lớn đang mở ra, đòi hỏi Hà Nội, Việt Nam phải nắm bắt lấy.

Thế giới hiện đại đã, đang và sẽ còn phải trải qua những cú va đập ngày càng lớn, những cú sốc khó lường, dẫn tới những biến đổi ngày càng sâu sắc. Dân tộc nào, quốc gia nào chủ động chuẩn bị cho mình được tâm thế vũng vàng để nắm bắt được xu thế đổi thay đó thì dân tộc, quốc gia đó sẽ có lợi thế trên đường đi tới phồn vinh. Câu chuyện đổi mới và hội nhập của Việt Nam đang nằm trong dòng thác cuồn cuộn của xu thế đó mà sự kiện cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019 tại Hà Nội là một trong những ví dụ điển hình, sống động và đặc sắc nhất.

Điều gì đảm bảo sự tiến bước của Việt Nam trong những năm tới?

Đó là một chiến lược phát triển quốc gia tiên tiến, được điều hành bởi một ban lãnh đạo bản lĩnh, trí tuệ và năng hoạt, cùng sự đoàn kết, đồng lòng và niềm tin vào tương lai của cả một dân tộc giàu khát vọng, đang được khích lệ để giải phóng những tiềm năng lao động sáng tạo sung mãn, được kích hoạt và thúc đẩy bằng những chính sách trọng dụng hiền tài, triển khai công cuộc dựng xây đất nước trong một môi trường hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Nhà báo Hồ Quang Lợi

Tin khác

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn
Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

Kiểm soát nguy cơ lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội để gian lận

(NB&CL) Theo dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (vào tháng 5/2024) tới đây. Đây là dự án Luật được đánh giá có tác động lớn đến đời sống của người dân cũng như đến các chủ trương, chính sách của Nhà nước, có nhiều nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, mang tính xã hội cao. Trong đó, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục có nhiều ý kiến khác nhau.

Góc nhìn