Hà Nội - Thành phố hai bên bờ sông Hồng: Giấc mơ sắp thành hiện thực?

Thứ năm, 28/01/2021 09:39 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mới đây, Bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, UBND thành phố gấp rút quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Trong đó, Thủ đô sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch 4 phân khu sông Hồng.

Theo Bí thư Vương Đình Huệ, trước mắt sẽ quy hoạch khoảng 40km con sông chảy qua địa bàn các quận nội đô. Trên cơ sở chỉ tiêu về thoát lũ là 20.000m3/s và đỉnh lũ là 13,5m. Tức là tuân theo chỉ tiêu mà Thủ tướng đưa ra vào năm 2016 với xác suất là 500 năm mới có một lần.

Đối với các tuyến còn lại, ông Huệ cho biết, thành phố sẽ tích hợp vào quy hoạch của các huyện, giải quyết bài toán sinh kế cho người dân ở khu vực này.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, các đơn vị đã ký sơ bộ, đầy đủ hồ sơ quy hoạch sông Hồng, gửi lên UBND thành phố xem xét, ký gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến theo thẩm quyền.

Thành phố nằm hai bên bờ sông Hồng: Nửa thế kỷ, một giấc mộng

Đây không phải lần đầu tiên, “bài toán” quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng được Hà Nội lên kế hoạch chi tiết, nhằm khai thác triệt để các lợi ích kinh tế - xã hội của khu vực này.

UBND thành phố đang gấp rút quy hoạch 2 bờ sông Hồng.

UBND thành phố đang gấp rút quy hoạch 2 bờ sông Hồng.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết: Ngay từ thời điểm mới giải phóng Thủ đô (1954), lãnh đạo Thủ đô đã có tầm nhìn rộng về các lợi ích của hai bên bờ sông Hồng mang lại.

Mặc dù vào năm 1954, Hà Nội chưa có quy hoạch hoặc bất kỳ nghiên cứu gì về 2 bên bờ sông Hồng. Tuy nhiên, Thủ đô đã bắt đầu xây dựng hơn 20 điểm nhà ở tại khu vực Chương Dương, Phúc Xá, để khai thác quỹ đất rộng lớn ở khu vực này”, ông Nghiêm nói.

Từ đó tới nay, Hà Nội cùng một số Bộ, Ngành đã có các nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm, hình thái của sông Hồng. Dựa vào các nghiên cứu đó, nhiều lãnh đạo Hà Nội kỳ vọng sẽ đưa ra một bản quy hoạch hoàn chỉnh về một thành phố nằm ở hai bên bờ sông Hồng.

Ông Nghiêm nhấn mạnh: Đáng lý ra, với ý nghĩa là thành phố được bao quanh bởi các con sông, Hà Nội phải quy hoạch trở thành thành phố nằm ở 2 bên bờ sông, lấy sông Hồng làm trục trung tâm.

Nhiều người vẫn nghĩ, trục trung tâm Hà Nội là các tuyến phố thuộc 2 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, khi xây dựng quy hoạch thành phố hai bên bờ sông phải lấy sông Hồng làm điểm gắn kết”, ông Nghiêm giải thích.

Tuy nhiên, “giấc mộng” về một thành phố ở 2 bên bờ sông cho tới nay vẫn chưa thể thực hiện được. Bởi, Hà Nội vẫn chưa tìm được “chiếc chìa khóa vàng”, đó là bản quy hoạch phân vùng thoát lũ sông Hồng.

Giải thích về vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nói: Một trong những khó khăn để đưa ra bản quy hoạch phân vùng thoát lũ sông Hồng hoàn chỉnh là cần phải có các số liệu liên quan tới khu vực thượng nguồn (đoạn chảy qua Trung Quốc).

Bởi, tại khu vực thượng nguồn, Trung Quốc đã xây dựng 17 đập thủy điện nên rất khó để đánh giá chính xác dòng chảy của dòng sông.

Chính vì vậy, phải nghiên cứu được thượng nguồn, các nhà khoa học mới có thể làm được quy hoạch thoát lũ hoàn chỉnh, nếu không sẽ rất nguy hiểm”, TS. Đào Ngọc Nghiêm bày tỏ ý kiến.

Vào thời điểm trước khi Thủ đô được mở rộng, một số đơn vị nghiên cứu đã đưa ra một bản quy hoạch, với đề xuất tạo ra một dòng chảy ổn định ở khu vực Hà Tây cũ. Tuy nhiên, kế hoạch này không thực hiện được do tỉnh Hà Tây cũ phản đối.

Nếu kế hoạch này được thông qua, trong trường hợp xảy ra lũ lụt, các đoạn này sẽ trở thành “rốn lũ”, nước sông có thể tràn vào nhà, ruộng đồng của người dân”, ông Nghiêm nói.

Do đó, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh: Bản kế hoạch phân lũ sông Hồng cần đảm bảo mối quan hệ giữa các vùng, không nên vì lợi ích của Thủ đô mà “bỏ rơi” các địa phương khác.

Hai bờ sông Hồng giống như “cô thôn nữ đẹp”, ai cũng muốn giành

Trong nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, rất nhiều chuyên gia nhận định rằng: Hai bên bờ sông Hồng, giống như “cô thôn nữ đẹp” mà bất kỳ ai cũng muốn giành giật.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, với hơn 40km chảy qua khu vực nội thành Hà Nội, khu vực bên ngoài đê sông Hồng vẫn còn nhiều quỹ đất trống, đa phần là đất nông nghiệp.

Trong trường hợp Hà Nội hoàn thiện đề án xây dựng thành phố 2 bên sông, khu vực này có thể sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, nhà ở, chung cư phục vụ cho vấn đề an sinh xã hội.

Báo Công luận

Đặc biệt, khi kết hợp với cảnh quan, quỹ đất chạy dọc 2 bờ sông phù hợp cho các dự án bất động sản cao cấp, hoặc bất động sản sinh thái.

Bên cạnh đó, hai bên bờ sông mang lại lợi ích về giao thông đường thủy, cảng sông hoặc đánh bắt thủy sản;...

Trên thực tế, trong 30 năm qua, rất nhiều chủ đầu tư trong và ngoài nước “đánh tiếng” đề xuất đầu tư phát triển các dự án “khủng” chạy dọc 2 bên bờ sông Hồng.

Cụ thể, vào năm 1994, một nhà đầu tư Singapore đã đề xuất một dự án khu dân cư hiện đại, bao gồm quần thể cao ốc, nhà ở, văn phòng thương mại, khách sạn, khu vui chơi tại khu vực An Dương, nằm ở ngoài đê sông Hồng.

Năm 2006, thị trường Seoul (Hàn Quốc) cũng đã ký thỏa thuận hợp tác quy hoạch, cải tạo sông Hồng, đoạn qua Hà Nội và bắt đầu triển khai từ năm 2008 - 2020. Dự án được chia làm 4 khu vực, tổng diện tích là 1.500ha, chi phí đầu tư dự kiến là 7,1 tỷ USD.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nếu thực hiện được việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, khu vực này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội cho Hà Nội.

Do đó, lãnh đạo Hà Nội phải hạ quyết tâm và thực hiện càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng đội vốn, chi phí tăng cao.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long: Với trình độ quy hoạch vừa thiếu vừa yếu như hiện nay, Hà Nội nên phối hợp với chuyên gia nước ngoài để tìm ra một phương án an toàn khi phát triển thành phố ven sông. Mặc dù có thể làm chi phí ban đầu tăng cao.

Tuy nhiên, nếu Hà Nội quyết tâm thực hiện “giấc mộng” này, chắc chắn các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ không bỏ qua cơ hội này để góp vốn đầu tư, thực hiện dự án, bởi các lợi ích của khu vực này là quá lớn”, ông Long nói.

Lâm Vũ

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản
Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

Doanh nghiệp và môi giới bất động sản sẵn sàng tái nhập 'cuộc chơi'

(CLO) Trong giai đoạn quý I/2024, với các dấu hiệu ấm lên của thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng như lực lượng môi giới đã bắt đầu hoạt động trở lại. Đánh dấu bước đệm cho một chu kỳ mới của thị trường sắp bắt đầu.

Bất động sản