Hà Nội cần sớm có phương án đưa học sinh đi học trở lại

Thứ sáu, 01/10/2021 09:47 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 4/10, trường học đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh sẽ đón học sinh đi học trở lại trong khi đó Hà Nội vẫn chưa có phương án khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Hiện nay, đã có trên 25 tỉnh, thành phố tổ chức học trực tuyến để phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Từ đầu năm học đến nay, việc học trực tuyến được tổ chức với quy mô toàn thành phố, đây được xem là phương án bất khả kháng.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh và giáo viên, việc dạy học trực tuyến nếu chỉ trong thời gian ngắn có thể chấp nhận được nhưng kéo dài nhiều tháng trời thì đó là điều không hề dễ dàng.

ha noi can som co phuong an dua hoc sinh di hoc tro lai hinh 1

Cần có phương án an toàn để đưa học sinh đi học trở lại.

Chị Nguyễn Thu Thủy, ở Hoài Đức, Hà Nội có con học lớp 1 cho biết, hơn tháng nay mọi sinh hoạt trong gia đình chị được điều chỉnh để có thời gian hỗ trợ con học online.

“Đi làm về là tôi ngồi vào bàn học online cùng con gái. Vì vậy, mãi đến 21h30 phút mới ăn tối. Nói chung, việc học tập rất vất vả nhưng hiệu quả thì không cao” – chị Thủy tâm sự. Chị mong muốn nếu có phương án an toàn thì nên cho trẻ đến trường sớm.

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Vũ Phương ở Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt thì nên cho trẻ sớm trở lại trường.

Anh Phương cho biết, ở Thành phố Hồ Chí Minh dịch bệnh khủng khiếp hơn Hà Nội nhưng Trường THCS-THPT Thạnh An (huyện Cần Giờ) học sinh đã bắt đầu đi học từ ngày 4/10. 

Phương án nhà trường này đưa ra là cho học sinh các lớp 6, 9, 12 gồm 5 lớp, với 131 học sinh đi học lại từ ngày 4/10. Sĩ số cao nhất là lớp 12 với 30 học sinh/lớp, các lớp còn lại chỉ hơn 20 học sinh/lớp.

“Tôi nghĩ, thành phố Hà Nội cũng nên có phương án đưa học sinh dần đi học trở lại để thầy và trò quen dần việc học trong bối cảnh mới" – anh Phương nhấn mạnh.

Việc trẻ em ngồi máy vi tính thời gian nhiều tiếng, lặp lại suốt cả tuần đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng cho sức khỏe, đặc biệt thị giác của các em.

Ngay cả đối với giáo viên, việc ngồi trước màn hình vi tính nhiều giờ gây ảnh hưởng đến mắt và các vấn đề sức khỏe khác. Chưa nói đến những bất ổn tâm lý nảy sinh trong quá trình dạy và học online.

Cô Phạm Thị Tú Anh, Giáo viên Trường THPT Phạm Hồng Thái Ba Đình, Hà Nội cho biết. Dạy online chỉ phù hợp với việc ôn tập kiến thức, thời gian học ngắn chứ dạy học thông thường thực sự là thách thức lớn đối với thầy cô giáo và cả học sinh.

Theo cô giáo Tú Anh, nên tăng cường sử dụng dạy học qua truyền hình, các bài học mới sẽ dạy trên truyền hình. Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh học. Những vấn đề mà các em còn chưa hiểu sẽ được giáo viên hướng dẫn.

“Học như vậy chắc chắn hiệu quả hơn so với cách học hiện nay và tốt cho sức khỏe của các em cũng như giáo viên” – cô Tú Anh nhấn mạnh.

Cô giáo này cũng cho rằng, hiện nay đưa học sinh trở lại trường là một vấn đề cần thiết được cân nhắc. Bởi, dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nếu tổ chức, thì nên ưu tiên cho học sinh lớp 9, lớp 12 trở lại trường. “Dù sao vấn đề sức khỏe vẫn quan trọng nhất. Cần ưu tiên vắc xin cho học sinh”- cô Tú Anh góp ý.

Cũng liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, bà Phạm Thị Lê Hằng cho rằng việc dạy học online hiện đi vào quy cũ hơn. Tuy nhiên, dạy online thì không thể bằng dạy trực tiếp.

Ngành giáo dục đã có những điều chỉnh về nội dung để phù hợp cho thầy, trò trong tổ chức dạy online. Như đối với học sinh lớp 1, lớp 2 ưu tiên dạy Toán, Tiếng Việt.

Đối với vấn đề sớm đưa học sinh đi học trở lại bà Phạm Thị Lệ Hằng cho biết, hiện nay phụ huynh có nhiều ý kiến quan tâm về vấn đề này.

“Thực tế đây là vấn đề rất phức tạp, vì sức khỏe của các em học sinh nên không thể chủ quan. Trong môi trường sư phạm, nếu dịch xảy ra thì lây lan rất nhanh” – bà Phạm Thị Lệ Hằng lo lắng.

Theo Trường Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, hiện nay cần chia nhỏ khu vực ra, chia theo địa bàn từng quận, phường, xã. Ở đâu từ đầu dịch đến nay chưa có F0 thì nên tổ chức cho học sinh trở lại trường.

“Dù sao, việc học ở trường vẫn tốt hơn cho các em. Khi đưa học sinh trở lại trường thì vẫn cẩn thận trong phòng dịch. Cần có phương án cụ thể.

Cần có phương án để sớm cho học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 6 và lớp 9 đi học trở lại” – bà Phạm Thị Lệ Hằng đóng góp ý kiến.

Ngoài ra, bà Phạm Thị Lệ Hằng cho rằng, cần nhanh chóng tìm nguồn vắc xin để tiêm cho học sinh trên 12 tuổi. Khi có vắc xin thì cần ưu tiên cho học sinh thành phố nơi mật độ dân cư đông.

Qua trao đổi với các phụ huynh và giáo viên có thể thấy câu chuyện đưa học sinh đi học trở lại cần có phương án cụ thể cho từng khu vực.

Đây là việc hệ trọng vì liên quan đến sức khỏe của các em. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo sợ đến mức không dám đưa học sinh đến trường. Vì ở nhà lâu, học online triền miên cũng không tốt cho sức khỏe của các em.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục