Hà Nội: Cần xóa nhà “siêu mỏng, siêu méo” ngay từ trong “trứng nước”

Thứ ba, 07/11/2017 15:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù, từ năm 2015, UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp để xóa bỏ nhà “siêu mỏng, siêu méo” trên địa bàn, nhưng đến nay những căn nhà kỳ dị này vẫn cứ xuất hiện khi có đường mới hình thành và ngang nhiên tồn tại thách thức dư luận.

Thời gian qua, dư luận vẫn bức xúc bởi tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” xuất hiện nhiều ở các con phố lớn như Kim Liên-Xã Đàn, Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu (Đống Đa), Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy)…. Ngay cả con đường 2,5 mới đang giải phóng mặt bằng nhưng chỉ cần xác định xong chỉ giới những căn nhà “siêu mỏng, siêu méo” đã hình thành?

Báo Công luận
Đường 2,5 (Quận Hoàng Mai) đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. 

Có thể thấy, những ngôi nhà có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại từ 3-5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường dày 12cm nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề.

Trong lúc công trình cũ chưa được xử lý, hàng trăm nhà “siêu mỏng, siêu méo” lại tiếp tục xuất hiện trên địa bàn quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ khi dự án đường Vành đai 2; Trần Phú-Kim Mã, đường Thanh Nhàn vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trước đó, Báo điện tử Congluan.vn đã từng phản ánh trên đường Nguyễn Văn Huyên xuất hiện những ngôi nhà tạm rộng từ 1,7-3m2 xây cao từ 3 -5 tầng nhưng cũng chưa được xử lý.

Lý giải điều này, một cán bộ Thanh tra xây dựng cho biết, sở dĩ vẫn tồn tại những ngôi nhà như thế là bởi sau khi giải phóng mặt bằng làm đường, những ngôi nhà bị chém đi phần lớn, còn lại không đủ để được cấp phép xây dựng, nhưng người dân tranh thủ xây dựng mới, sửa chữa ngay từ khi giải phóng mặt bằng nên sau khi đường làm xong thì nhà cũng đã hoàn thiện nên rất khó xử lý.

Báo Công luận
Người dân tranh thủ xây dựng ngay từ khi giải phóng mặt bằng làm đường 

 

Ngày 5/11, khảo sát tại tuyến đường 2,5 đoạn qua ngách 218/192 Lê Trọng Tấn thuộc phường Định Công (quận Hoàng Mai) vẫn đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, nhưng nhiều ngôi nhà mặt tiền dài từ 3 -5 m, chỉ rộng 1 – 2 m2 đã được người dân cho xây dựng mới cao 2 -3 tầng với hình thù kỳ dị, gây cảm giác thiếu an toàn, mất mỹ quan đô thị.

Báo cáo tại Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch ​Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, thành phố đã quyết liệt chỉ đạo, vào cuộc rà soát, tiến hành xử lý nhà “siêu mỏng, siêu méo” trên các tuyến đường.

Trước năm 2015, toàn thành phố có trên 300 trường hợp “siêu mỏng, siêu méo,” hiện còn 132 trường hợp. Những nhà diện tích dưới 30m2 thành phố kiên quyết thu hồi hoặc tiến hành cho các chủ hợp thửa, hợp khối, hạn chế không làm phát sinh thêm các trường hợp mới. Hà Nội kiên quyết chấm dứt tình trạng này trong thời gian tới.

Ông Phạm Thăng Long – Chủ tịch UBND phường Định Công cho biết, đường 2,5 đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, thậm chí một số nơi còn phải cưỡng chế tháo dỡ. UBND phường cũng đã báo cáo quận Hoàng Mai, có kế hoạch xác định những nhà có diện tích nhỏ phải hợp thửa mới được xây dựng, hoặc sẽ thu hồi... Tuy nhiên, đang trong giai đoạn GPMB nên phường cũng mới chỉ tập chung tháo dỡ bàn giao mặt bằng trong chỉ giới đường. Về việc xây dựng, sẽ cho cán bộ xuống kiểm tra xử lý.

 

Báo Công luận
Cần xóa nhà “siêu mỏng, siêu méo” ngay từ trong “trứng nước” 

Trao đổi với báo chí, về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, yếu tố then chốt chính là do công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, chỉnh trang đô thị chưa được tốt.

Việc lập quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường, thiết kế đô thị chưa tính toán kỹ dẫn đến sau giải phóng mặt bằng, diện tích đất còn lại của nhiều mảnh đất không đủ điều kiện xây dựng.

Để chấm dứt tình trạng trên, Tiến sĩ Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, Hà Nội cần tính đến vấn đề này ngay từ khâu quy hoạch. Thay vì chạy theo giải quyết từng trường hợp khi dự án đã hoàn thiện, ngay từ khi bắt đầu lập dự án, các cơ quan chức năng phải phát hiện ra các trường hợp nhà “siêu mỏng, siêu méo” có thể sẽ hình thành, từ đó trao đổi với người dân để người dân có phương án thỏa thuận với nhau.

Dư luận đang trông chờ vào quyết tâm của người đứng đầu chính quyền Hà Nội, đặc biệt  là UBND quận Hoàng Mai nên có kế hoạch đi đầu, quyết liệt trong việc giải quyết tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” từ khi mới ở trong “trứng nước” trên tuyến đường 2,5 này, góp phần đem lại mỹ quan đô thị và nét đẹp cho TP Hà Nội.

 

Tuấn Mạnh

 

Tin khác

Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

Chính thức đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên mới

(CLO) Hôm nay (20/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) đã chính thức khánh thành Đài Kiểm soát không lưu cảng hàng không Điện Biên mới, được xây dựng với kinh phí hơn 93 tỷ đồng.

Giao thông
Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

Hải Dương: Xe ô tô lao xuống sông, lái xe tử nạn

(CLO) Khoảng 19 giờ ngày 19/4, tại đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo TP Hải Dương, xe ô tô Madaz CX5 màu trắng đang lưu thông đã bất ngờ mất lái lao xuống sông Sặt làm lái xe tử vong.

Giao thông
Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

(CLO) Vì mục đích kinh doanh không ít showroom ô tô, cửa hàng sửa chữa xe hơi chiếm lấn vỉa hè, tận dụng vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông
Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao thông
Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

(CLO) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác bến xe trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông