Hà Nội: Cần xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đê điều

Thứ hai, 13/07/2020 11:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Cần xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Cần xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về đê điều, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ

Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Tuy nhiên những vi phạm vẫn tiếp tục xảy ra, nhiều vụ việc vi phạm không bị xử lý. Theo số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm đã xảy ra 24 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, xử lý được 1 vụ và còn tồn đọng 23 vụ.

Ghi nhận thực tế của PV tại khu vực bãi bồi ven sông Hồng tại phường Nhật Tân (quận Tây Hồ) đang ngày đêm bị “bức tử” bởi tình trạng đổ rác thải, phế phẩm trong hoạt động xây dựng. Hoạt động đổ trộm chất thải nhất là rác thải xây dựng diễn ra công khai suốt thời gian dài nhưng không hề bị các cơ quan chức năng xử lý khiến vi phạm ngày càng nở rộ.

Thực trạng ô tô tấp nập ra vào đổ trộm rác thải diễn ra ngang nhiên mỗi ngày. Ngay khi chất thải được đổ xuống máy ủi sẽ tiến hành san gạt, “xóa dấu vết”.  Các bãi rác thải xây dựng, sinh hoạt sau đó sẽ được phủ lên bề mặt những lớp đất mới và sẽ rất khó có thể phát hiện ra rác tại những vị trí này.

Trước tình hình vi phạm Luật Đê điều xảy ra trên địa bàn các phường có đê có diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng đổ trộm phế thải, lấn chiếm bờ, bãi sông, xây dựng lều lán trái phép, trồng rau, hoa màu, nuôi động vật, để vật liệu, rác thải trên mái đê. UBND quận Tây Hồ đã có công văn số 402/UBND-KT, yêu cầu UBND các phường có đê và các đơn vị trực thuộc chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm.

Theo đó, UBND quận Tây Hồ yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, UBND các phường có đê nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Đặc biệt yêu cầu các phường: Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Phú Thượng... xây dựng kế hoạch, tổ chức xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm Luật Đê điều còn tồn tại trên địa bàn quận tính từ 2010 đến nay. Tuy nhiên trên thực tế những vi phạm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp.

Ô tô tấp nập vận chuyển chất thải xây dựng vào đổ trộm trên địa bàn phường Nhật Tân

Ô tô tấp nập vận chuyển chất thải xây dựng vào đổ trộm trên địa bàn phường Nhật Tân

Nhằm chấn chỉnh tình trạng trên, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2981/UBND-KT, yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã và sở, ngành liên quan thành phố tập trung chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Để đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ, UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn.

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ việc vi phạm xảy ra năm 2020, báo cáo kết quả thực hiện về Sở NN&PTNT trước ngày 31/7 để tổng hợp.

Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý ngay vụ việc vi phạm mới từ khi phát sinh. Chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra những vụ việc vi phạm mới không bị xử lý đúng quy định của pháp luật.

UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chỉ đạo nêu trên. Tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện của các đơn vị, báo cáo UBND thành phố trước ngày 10/8.

Trước đó Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có thông báo kết quả thực hiện dự án cấp bách, xung yếu đê điều, phòng chống thiên tai, kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều và công tác quản lý đê điều năm 2019.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cấp bách, xung yếu đê điều phòng chống thiên tai và kế hoạch duy tu bảo dưỡng đê điều năm 2020 theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng.

Tổ chức xử lý dứt điểm các vi phạm tồn đọng, tăng cường kiểm tra, xử phạt ngăn chặn những vi phạm mới phát sinh. Thông báo rộng rãi kết quả xử lý, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều tới các tổ chức, cá nhân.

Hoàng Lan

Tin khác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết 29/3/2024: Bắc Bộ mưa rào và dông rải rác

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 29/3/2024, Bắc Bộ mưa rào, rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to, khu Tây Bắc có nơi có nắng nóng.

Đời sống
Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống